Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh sẽ bị xử lý như thế nào?

0
825

Câu hỏi: Công ty tôi sản xuất thuốc xịt côn trùng,  công ty X là đối thủ cạnh tranh của công ty tôi. Mới đây, công ty X cũng ra một sản phẩm xịt côn trùng và tung ra một video quảng cáo ngắn về sản phẩm của họ. Trong video đó tôi thấy họ có so sánh sản phẩm của công ty họ về công dụng với 1 sản phẩm khác không có nhãn mác nhưng hình dáng của chai thuốc xịt côn trùng được so sánh đó giống hệt công ty tôi, từ đó làm doanh thu của công ty tôi giảm đáng kể, khách hàng không còn tin tưởng sản phẩm của công ty tôi nữa. Quý công ty cho hỏi, hành vi quảng cáo của họ có vi phạm pháp luật không? Và hậu quả như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2004 có quy định về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh như sau:

“Cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo sau đây:

1. So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;

2. Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng;

3. Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây:

a) Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công;

b) Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành;

c) Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.

4. Các hoạt động quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm.”

Đồng thời, Khoản 10, Khoản 12 Điều 8 Luật Quảng cáo năm 2012 cũng quy định:

Điều 8. Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo

1. Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 của Luật này.

…………………..

10. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.

…………………….

12. Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh …”.

Căn cứ vào các quy định trên thì hành vi tung ra video quảng cáo của công ty X so sánh công dụng của thuốc xịt côn trùng, mà sản phẩm được đem ra so sánh có hình dáng giống công ty bạn là hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể là hành vi “So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;”.

*) Vậy hành vi trên sẽ bị xử lý như thế nào?

Điều 33 Nghị định số 71/2014/NĐ-CP quy định chi tiết luật cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, có quy định về việc xử phạt hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh như sau:

“Điều 33. Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sau đây:

a) So sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;

b) Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng.

2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung: Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hóa, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công; cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành; các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.

3. Ngoài vin từ 80.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục Hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều 28 của Nghị định này”.

Như vậy, trong trường hợp này, công ty X có thể bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi của mình. Ngoài ra, công ty X còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều 28 của Nghị định này.

>> Xem thêm: Luật sư tranh tụng tại hồ chí minh