Lựa chọn pháp luật khi xảy ra tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

0
535

Câu hỏi : Xin chào luật sư, công ty tôi trong thời gian tới có ký một hợp đồng nhập số hàng mỹ phẩm từ Hàn Quốc về Việt Nam. Vậy ngoài các điều khoản giống như trong hợp đồng ký kết với các đối tác trong nước, tôi có cần chú ý bổ sung điều khoản gì không? Trong trường hợp xấu xảy ra tranh chấp thì thủ tục giải quyết sẽ theo luật Việt Nam hay luật của Hàn Quốc?

Luật sư sư tư vấn:

Công ty Luât TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

 Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai chủ thể có trụ sở kinh doanh đặt tại các quốc gia khác nhau được coi là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, bạn cần phải chú ý:

– Điều khoản tên hàng;

– Điều khoản về số/trọng lượng;

– Điều khoản chất lượng;

– Điều khoản về giá cả;

– Điều khoản thanh toán;

– Điều khoản về giao hàng;

– Điều khoản về bảo hành;

– Điều khoản về ngôn ngữ sử dụng ưu tiên;

– Điều khoản giải quyết tranh chấp.

  • Điều khoản luật áp dụng: Được quy định tại Điều 664 BLDS 2015, theo đó, khi công ty bạn và công ty phía Hàn Quốc xảy ra tranh chấp, se áp dụng như sau:
  • Điều ước quốc tế: Cụ thể ở trường hợp của bạn, vì Việt Nam và Hàn Quốc đều là thành viên của Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế 1980 (CISG) nên cơ quan giải quyết tranh chấp có thể áp dụng Điều ước này
  • Luật quốc gia: Bên bạn và bên bán có thể thỏa thuận về luật áp dụng. Nếu không thỏa thuận được cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ tiến hành lựa chọn luật. Luật được chọn có thể là luật của bên bán, bên mua hoặc của nước thứ ba nếu đối tượng tranh chấp thuộc phạm vi điều chỉnh của luật nước đó
  • Tập quán quốc tế cũng có thể được áp dụng nếu được các bên tranh chấp dẫn chiếu hoặc được Tòa án quyết định áp dụng