NHẬP KHẨU SONG SONG Ô TÔ TẠI VIỆT NAM CÓ HỢP PHÁP?

0
974

Câu hỏi:

“Thưa Luật sư, hiện tôi đang có kế hoạch nhập khẩu song song ô tô. Tôi có thắc mắc là ở Việt Nam hiện nay, việc nhập khẩu song song ô tô có được phép hay không? Tại sao? Chân thành cảm ơn Luật sư.”

Luật sư trả lời:

Công ty Luật TNHH SB Law cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn về việc nhập khẩu song song ô tô, chúng tôi xin tư vấn như sau:

  1. Về khái niệm nhập khẩu song song theo pháp luật hiện hành.

  • Theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định 99/2013/NĐ-CP và Điều 18 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN, nhập khẩu song song là một trong những hình thức của hoạt động sở hữu trí tuệ (SHTT), theo đó, việc tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm do chính chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền sử dụng, kể cả chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định bắt buộc, người có quyền sử dụng trước đối tượng sở hữu công nghiệp đã đưa ra thị trường trong nước hoặc nước ngoài một cách hợp pháp, mặc dù không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp.

    Cũng theo Thông tư trên, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi nhập khẩu song song không bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và không bị xử phạt vi phạm hành chính.

  1. Về tính hợp pháp của việc nhập khẩu song song ô tô tại Việt Nam.

  • Căn cứ theo quy định về hết quyền SHTT đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp (SHCN) – Điểm b Khoản 2 Điều 125 Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và Khoản 2 Điều 21 Nghị Định 103/2006/NĐ-CP, quy định rằng quyền của chủ sở hữu đối tượng SHCN bị hết khi thỏa mãn 2 điều kiện: sản phẩm đã được đưa ra thị trường (bất kể thị trường trong nước hay nước ngoài) và chủ thể đưa sản phẩm ra thị trường là chủ sở hữu đối tượng SHCN, người được chuyển giao quyền sử dụng (bao gồm cả người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyền định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền), hoặc người có quyền sử dụng trước đối tượng sở hữu công nghiệp. Như vậy, Việt Nam hiện đang áp dụng nguyên tắc hết quyền quốc tế cho các đối tượng SHCN, tức là chủ thể nắm giữ quyền SHTT không còn quyền kiểm soát việc phân phối và khai thác thương mại trên toàn thế giới.

  • Bên cạnh đó, liên quan tới quy định về thủ tục nhập khẩu ô tô, theo Thông tư 28/2017 TT-BCT có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018, các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống cũng sẽ không phải nộp bổ sung giấy chỉ định hoặc giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất loại ô tô đó. Điều này đồng nghĩa với việc nhập khẩu song song ô tô được xem là hoạt động hợp pháp và được thừa nhận tại Việt Nam.