Câu hỏi: Chị H làm ở công ty tôi từ 15/08/2017 đến 30/10/2017. Chị H xin phép nghỉ làm 2 tháng (từ ngày 1/11/2017 đến 1/1/2018) để sang Hàn Quốc thăm con. Nhưng đến ngày 18/1/2018, chị H mới quay lại làm việc. Vậy quý luật sư cho tôi hỏi, tôi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị H có được không? Có phương án nào tốt hơn không?
Luật sư tư vấn:
Công ty Luật TNHH SB Law cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động 2012 quy định về quyền đưn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như sau:
“1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
- d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.”
Mà theo quy định tại Điều 33:
“Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.”
Như vậy, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, chị H phải có mặt tại công ty để tiếp tục làm việc. tuy nhiên 17 ngày sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng chị H mới trở lại công ty, việc này đã vi phạm quy định tại Điều 33. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị H theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 38 BLLĐ 2012.
Tuy nhiên, bạn có thể chọn phương án áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải. Bởi trường hợp của chị H đã vi phạm Khoản 3 điều 126 BLLĐ 2012:
“Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:
- Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.”
Đối với hình thức đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bạn sẽ phải trả trợ cấp thôi việc cho chị H theo quy định tại Điều 48 BLLĐ 2012
Đối với hình thức kỷ luật sa thải, công ty bạn sẽ không phải trả khoản trợ cấp này.