Tình trạng vi phạm bản quyền báo chí

0
639

Sự kiện hãng  tin lớn nhất thế giới CNN quyết định sa thải biên tập viên tin thời sự kì cựu Marie Losie Gumuchian vào tháng 5/2014 vì phát hiện “đạo tin” cho thấy tình trạng vi phạm bản quyền báo chí đang thực sự là một vấn đề nóng . Dưới góc nhìn của một Luật sư , Ông Nguyễn Thanh Hà , chủ tịch điều hành công ty Luật SB đã chia sẻ với TBKTVN về vấn đề này.

Một thực tế là bản quyền báo chí chưa bao giờ được đặt ra nhiều như hiện nay, khi mà báo điện tử phát triển mạnh . Ông đánh giá thế nào về tình trạng vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực này?

Cùng với sự phát triển của internet nhiều báo điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp của rất nhiều đơn vị khác nhau. Tuy nhiên , tình trạng vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực báo chí cũng diễn ra phổ biến và ngày càng tăng. Hình thức phổ biến của việc vi phạm bản quyền báo chí đó là các báo điện tử và trang thông tin điện tử tự ý lấy hình ảnh của báo khác mà không xin phép, không trả thù lao cho tác giả và chủ sở hữu tác phẩm .Nhiều báo điện tử và các trang thông tin điện tử thậm chí còn không dẫn nguồn hoặc chỉ ghi nguồn rất nhỏ dưới bài viết.

Hậu quả của tình trạng vi phạm bản quyền trong lĩnh vực báo điện tử đó là tác giả, chủ sở hữu thật sự của tác phẩm bị thiệt hại về vật chất và tinh thần.

Nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân dẫn tới tình trạng vi phạm bản quyền báo chí là do những quy định pháp lý của Việt Nam liên quan tới bản quyền báo chí còn quá sơ sài, nhiều lỗ hổng . Còn ý kiến của ông như thế nào về vấn đề này?

Báo động vi phạm bản quyền báo chí

Luật sư Nguyễn Thanh Hà trả lời phỏng vấn về tình trạng Vi phạm bản quyền báo chí 

Luật sư Nguyễn Thanh Hà chia sẻ về vi phạm bản quyền báoTheo quan điểm của tôi, hiện nay, pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ và bản quyền đối với tác phẩm báo chí là tương đối đầy đủ . Chúng ta đã có luật sư sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành hêt sức đầy đủ. Trong  luật sở hữu trí tuệ đã quy định rõ là tác phẩm báo chí là đối tượng bảo hộ của quyền tác giả,Chúng ta cũng có các quy định pháp lý để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí , có thể sử dụng biện pháp tự bảo vệ, biện pháp hành chính, dân sự, thậm chí cả hình sự.

Nguyên nhân của tình trạng vi phạm bản quyền báo chí là nằm ở trong vấn đề ý thức tuân thủ pháp luật và sự thiếu quyết liệt của chính tác giả và chủ sở hữu tác phẩm.

Có ý kiến đề nghị nên tăng chế tài xử phạt về hành vi vi phạm bản quyền báo chí để tăng tính răn đe. Theo ông điều này có giúp hạn chế được tình trạng vi phạm hiện nay không?

Hiện nay, chế tài xử lý các hành vi vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí chỉ có các chế tài về hành chính, dân sự và hình sự. Tho quan điểm của tôi, việc tăng chế tài xử phạt về hành chính cũng là vấn đề cần thiết để tăng tính răn đe. Còn các chế tài về dân sự, hình sự cũng cần thực hiện triệt để khi có hành vi vi phạm xảy ra.Tuy nhiên, ngoài việc tăng chế tài xử phạt lên, các tòa báo, các nhà báo cũng là những người rất am hiểu pháp luật, phải tự giác và nâng cao ý thức và trách nhiệm về pháp luật sở hữu trí tuệ.

Ông có cho rằng những quy định pháp luật liên quan tới việc đòi bản quyền tác giả khi phát hiện bị sai phạm đang còn quá nhiều thủ tục , nhiều khi giá trị vi phạm không lớn nên người bị vi phạm ngại vướng vào thủ tục mà không lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho chính mình?

Hiện nay khi phát hiện hành vi vi phạm bản quyền, chủ sở hữu hoăc tác giả muốn yêu cầu bồi thường thiệt hại, đòi tiền bản quyền thì có thể trực tiếp yêu cầu đối tượng vi phạm trả phí bản quyền.Đây là biện pháp ngoài tòa án hai bên thương lượng.Tuy nhiên nếu bên vi phạm không đồng ý thực hiện thì biện pháp duy nhất để bồi thường thiệt hại là khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Thông thường việc khởi kiện về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu của tác giả đối với tác phẩm báo chí nói riêng tương đối phức tạp. Nguyên đơn trong vụ án này khi yêu cầu bồi thường thiệt hại phải thu thập chứng cứ vi phạm tiến hành giám định vi phạm , phải chứng minh thiệt hại thực tế xảy ra. Vụ việc ở tòa án thường kéo dài, phải qua quy trình tố tụng phiền phức, vì vậy thường gây nản lòng cho đương sự khi khởi kiện đòi bồi thfường thiệt hại. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc rất ít vụ việc đòi bản quyền tác phẩm báo chí được xét xử tại tòa theo con đường khởi kiện vụ án dân sự, kinh doanh thương mại.

Ông có lời khuyên nào cho các cơ quan báo chí để tự bảo vệ mình trước tình trạng vi phạm bản quyền báo chí?

Một lời khuyên cho các cơ quan báo chí là họ cần quyết liệt hơn trong việc chống lại hành vi vi phạm bản quyền tác phẩm báo chí. Báo chí bản thân đã có sức lan tỏa rất lớn , khi họ phát hiện ra hành vi vi phạm họ cần phải thực hiện ngay lập tức quyền tự bảo vệ, đó là yêu cầu đối tượng vi phạm tự gỡ bỏ bài vi phạm, có công văn cam kết không tái phạm.Nếu tái phạm thì có thể phải tiến hành các biện pháp hành chính, dân sự và thậm chí cả hình sự để tự bảo vệ mình. Nếu cơ quan báo chí càng kiên quyết không nể nang trong quá trình xử lý thì tôi nghĩ tình trạng vi phạm sẽ giảm.