Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại

0
1214

Nói đến kinh doanh trước tiên phải nói đến cạnh tranh và tranh chấp, đây là hai khía cạnh tồn tại cùng với hoạt động kinh doanh.

Sau đây là những phương thức giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật :

  1. Thương lượng;
  2. Hòa giải;
  3. Trọng tài thương mại;
  4. Tòa án nhân dân.
  • Thương lượng là phương thức tốt nhất để giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh vì nó đáp ứng được nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp là quyền tự định đoạt của các bên. Thương lượng là phương thức được các bên tranh chấp tự nguyện lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn, phần lớn tranh chấp trong kinh doanh được giải quyết bằng phương thức này. Nhà nước khuyến khích và tôn trọng điều đó, chính vì thế mà nhà nước không đưa ra bất kì quy định nào cho phương thức giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng.
  • Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba là cá nhân hoặc tổ chức làm trung gian hòa giải đóng vai trò hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp. Kết quả hòa giải phụ thuộc vào thiện chí của các bên tranh chấp và uy tín, kỹ năng, kinh nghiệm của trung gian hòa giải. Quyết định cuối cùng thuộc về các bên tranh chấp. Đây là một phương thức khá tốt trong trường hợp hai bên không quen thuộc về nhau. Trên thực tế phương pháp này ít được sử dụng tại Việt Nam.

Thương lượng và hòa giải có một điểm chung đó là do các bên tự định đoạt không thông qua cơ quan tài phán có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

  • Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại có một số ưu điểm như sau: tính chung thẩm và hiệu lực của quyết định trọng tài đối với việc giải quyết tranh chấp; tính bí mật; tính liên tục; tính linh hoạt; tiết kiệm thời gian; không bị ràng buộc bởi nguyên tắc lãnh thổ, các bên có quyền lựa chọn mô hình trọng tài, lựa chọn trọng tài viên để giải quyết vụ tranh chấp, duy trì được quan hệ đối tác nhưng lại có điểm hạn chế đó là chi phí cao
  • Phương thức giải quyết tranh chấp qua Toà án có một số ưu điểm như : Các quyết định, bản án của Toà án mang tính cưỡng chế thi hành đối với các bên; với nguyên tắc hai cấp xét xử do đó những sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp có khả năng được phát hiện và khắc phục kịp thời; chi phí thấp. Tuy nhiên lại có hạn chế đó là thủ tục được quy định rất phức tạp khó mà đáp ứng kịp thời cho các vụ việc tranh chấp phải được giải quyết ngay