Chứng minh nguồn gốc xuất xứ đối với hàng hóa có hóa đơn điện tử đang vận chuyển

0
971

Câu hỏi: Tôi là Thương, ở Hà Nội. Tuần trước tôi có mua một số sản phẩm của cửa hàng A. Tôi đã nhận được hóa đơn điện tử và hẹn 3 ngày sau cửa hàng sẽ giao hàng tới nhà tôi. Giả sử hàng đang trên đường vận chuyển thì bị cơ quan có thẩm quyền giữ lại để kiểm tra và đòi xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc thì tôi cần phải làm gì? Mong Luật sư tư vấn cho tôi về trường hợp này.

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Trong trường hợp hàng đang vận chuyển mà bị cơ quan có thẩm quyền giữ lại và bắt xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc thì căn cứ Điều 12 Thông tư số 32/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính và Điều 10 Nghị định 119/2018/NĐ-CP đều hướng dẫn về chuyển đổi hóa đơn điện tử sang chứng từ giấy như sau:

– Người bán được quyền chuyển đổi hóa đơn điện tử sang chứng từ giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi 1 lần.

– Hóa đơn điện tử chuyển sang hóa đơn giấy phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Phản ánh toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc;

b) Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy;

c) Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.

– Hóa đơn điện tử được chuyển đổi thành chứng từ giấy thì chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định này.

Như vậy để tránh trường hợp hàng hóa đang được vận chuyển mà bị cơ quan có thẩm quyền bắt xuất trình giấy tờ thì bên bán có thể chuyển đổi hóa đơn điện tử sang chứng từ giấy rồi sau đó đính kèm vào hàng hóa để vận chuyển cùng.