Công trình xây dựng phải bảo hành tối thiểu 12 tháng

0
299

Ngày 12/5/2015 chính phủ đã ban hành nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, quy định nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về việc bảo hành đối với phần công việc do mình thực hiện.

Nghị định quy định về một số quy định đáng lưu ý như sau :

1.    Nghị định đưa ra khái niệm về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng

Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của nghị định này và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng an toàn công trình.

Bảo trì công trình là tập hợp các công việc nhằm đảm bảo và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng. Nội dung bảo trì công trình gồm các công việc : kiểm tra, quan trắc , kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình nhưng không bao gồm hoạt động đổi công năng, quy mô công trình.

2.     Về đối tượng áp dụng của nghị định 46 :

Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, chủ sở hưu, người quản lý, sử dụng công trình, nhà thầu trong nước, nước ngoài , các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và các tổ chức cá nhân khác có liên quan đến công tác quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

3.    Nghị định đưa ra quy định về quản lý chất lượng khảo sát công trình, chất lượng thiết kế xây dựng công trình và quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình :

Các trình tự quản lý chất lượng khảo sát công trình, phương án kỹ thật và chất lượng công tác khảo sát xây dựng, chất lượng thiết kết xây dựng công trình, chất lượng thi công xây dựng công trình.

Nghị định đưa ra các nguyên tắc trong quản lý chất lượng công trình xây dựng :

–         Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng theo quy định của nghị định này và pháp luạt có liên quan từ chuẩn mực, thực hiện đâug tư xây dựng đến quản lý, sử dụng công trình nhằm đảm bảo an toàn cho người, tải sản, thiết bị, công trình và các công trình liên quan.

–         Hạng mục công trình, công trình xây dựng chỉ được phép đưa ra khai thác , sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết bị xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định pháp luật liên quan khác.

–         Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, phải có biện pháp tự quản lý chất lượng công trình xây dựng do mình thực hiện. Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản lý chất lượng công việc do nhà thầu phụ thực hiện.

–         Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình phù hợp với hình thức đầu tư, hình thức quản ý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo quy định của nghị định này. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ các điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật.

–         Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình, thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiện giám định chất lượng công trình xây dựng, kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình theo quy định của pháp luật.

–         Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng phải chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc do mình thực hiện.

Nghị định cũng đưa ra thời gian bảo hành đối với hạng mục công trình, công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp kể từ khi nghiệm thu là :

–         Không ít hơn 24 tháng với công trình, hạng mục công trình cấp đặc biệt mà cấp I

–         Không ít hơn 12 tháng với công trình, hạng mục cấp còn lại

–         Riêng nhà ở thì bảo hành theo quy định của pháp luật về nhà ở cụ thể là không ít hơn 60 tháng với nhà chung cư 9 tầng trở lên và các loại nhà khác được đầu tư xây dựng bằng ngân sách nhà nước và không ít hơn 36 tháng đối với chung cư 4-8 tầng và tối thiểu là 24 tháng đối với nhà ở còn lại.

Nghị định này quy định mức tiền bảo hành đối với công trình sử dụng vốn nhà nước như sau :

–         3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp I

–         5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp còn lại.

–         Đối với các công trình có vốn đầu tư khác có thể tham khảo các mức bảo hành tối thiểu ở trong nghị định để áp dụng

4.    Ngoài ra thì nghị định này cũng quy định về thực hiện bảo trì công trình xây dựng :

Chủ sở hữu, người quản lý sử dụng công trình tự tổ chức thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa công trình theo quy định bảo trì công trình nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện.

Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình phải thường xuyên kiểm tra, định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu xuống cấp, những hư hỏng của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình làm cơ sở cho việc bảo dưỡng công trình. Việc bảo dưỡng công trình phải được thực hiện theo kế hoạch bảo trì hàng năm và quy trình bảo trì công trình xây dựng được phê duyệt.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 và thay thế nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng và nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng trừ các nội dung liên quan đến thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.

Khách hàng có thể xem toàn văn bản tại đây :