Đăng ký sở hữu trí tuệ cho ứng dụng (application)

0
619

Câu hỏi: Với sản phẩm của tôi là một ứng dụng (app) sẽ được triển khai tại thị trường trong nước trước khi mở rộng ra thị trường nước ngoài (Ví dụ Đông Nam Á) thì tôi có nên đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ ngay từ đầu không?

Luật sư trả lời: Xin chào anh (chị), đối với câu hỏi của anh (chị), SBLAW xin được tư vấn như sau:

Đối với các ứng dụng dung trên các hệ điều hành (app) thì Quý công ty có thể đăng ký 2 loại hình sau đây:

1.Đăng ký bản quyền cho app dưới dạng phần mềm máy tính.

Quý công ty có thể soạn thảo hồ sơ hoặc uỷ quyền cho các luật sư đại diện sở hữu trí tuệ để tiến hành đăng ký bản quyền tác giả đối với phần mềm máy tính, cơ quan tiếp nhận và cấp Giấy chứng nhận đó là Cục bản quyền thuộc Bộ văn hoá thể thao và du lịch.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với phần mềm máy tính, không cần bắt buộc có thủ tục đăng ký thì phần mềm mới được bảo hộ mà phần mềm sẽ được tự động bảo hộ khi nó được sang tạo ra và thể hiện dưới môt hình thức vật chất nhất định.

Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, để tránh những tranh chấp có thể xảy ra, Quý công ty nên tiến hành đăng ký dưới hình thức nêu trên.

2. Đăng ký nhãn hiệu cho tên của app.

Nếu App có một tên gọi, để có thể bảo vệ tên gọi của App, Quý công ty cũng nên quan tâm tới việc bảo hộ nhãn hiệu, ví dụ như đăng ký nhãn hiệu Angry bird cho phần mềm trò chơi chẳng hạn.

Hiện tại, Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam sẽ là cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho Quý công ty.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho app như sau:

  • Đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa:
  • 09 bản mẫu nhãn hiệu;
  • Danh sách dịch vụ, sản phẩm mang nhãn hiệu.
  • Giấy uỷ quyền trong trường hợp nộp đơn qua đại diện sở hữu trí tuệ.

Lưu ý là việc đăng ý nhãn hiệu chỉ có giá trị tại Việt Nam, nếu muốn được bảo hộ tại Đông nam Á thì cần đăng ký vào các quốc gia còn lại qua hình thực đăng ký trực tiếp và đăng ký qua hệ thống Madrid.