Đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

0
557

Doanh nghiệp và cá nhân mong muốn bảo hộ nhãn hiệu (NH) của mình, doanh nghiệp cần quan tâm tới các thông tin sau:

1. Cơ sở pháp lý cho việc đăng ký, bảo hộ NH: Hiện tại, pháp luật Việt Nam đã có một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ và toàn diện để bảo hộ nhãn hiệu, một số văn bản sau đây sẽ điều chỉnh.

Nội luật.

  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005
  • Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT
  • Nghị định 106/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 quy định xử phạt vi phạm hành chính về SHCN
  • Thông tư 01/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị đinh 103/2006/NĐ-CP
  • Luật số 36/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005…

Các công ước quốc tế về nhãn hiệu mà Việt Nam là thành viên.

  • Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp
  • Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế NH
  • Nghị định thư Madrid liên quan đến thỏa ước Madrid.
  1. Thủ tục nộp đơn đăng ký NH
  • Người nộp đơn có thể lựa chọn 2 hình thức sau:

–         Nộp đơn thông qua các đại diện sở hữu công nghiệp, S&B Law là một trong những đại diện sở hữu công nghiệp được Cục sở hữu trí tuệ ghi nhận.

–         Người nộp đơn có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ hoặc các Văn phòng đại diện của Cục tại Tp. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

2. Quyền ưu tiên khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

Trên thế giới và tại Việt Nam, quyền ưu tiên (priority right) được dành cho người nộp đơn sớm nhất, vì vậy, khi chủ sở hữu nhãn hiệu cần quan tâm tới việc nộp đơn càng sớm càng tốt.

3. Thời hạn thẩm định đơn đăng ký NH:

Việc thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ diễn ra theo 2 giai đoạn sau:

–         Thẩm đinh hình thức: 1 tháng

–         Công bố đơn được chấp nhận hợp lệ: 2 tháng

–         Thẩm định nội dung: 9 tháng

4. Chế tài xử lý vi phạm

–         Việt Nam đã có một hệ thống các chế tài thực thi quyền sở hữu công nghiệp bao gồm hành chính, dân sự và hình sự, cũng như một hệ thống các cơ quan thực thi bao gồm: Quản lý thị trường, Cảnh sát kinh tế, Thanh tra khoa học công nghệ, Tòa án và Hải quan.