Đăng ký và duy trì phát triển các nhãn hiệu tập thể của Hà Nội

0
619

SBLAW trân trọng giới thiệu kinh nghiệm của chúng tôi trong việc  hỗ trợ đăng ký và duy trì phát triển các nhãn hiệu tập thể trên địa bàn thành phố Hà Nội.

I.Các nhãn hiệu tập thể đã đăng ký và bảo hộ:

  1. NHTT “Cổ đường Hoàng Long” của UBND xã Hoàng Long (huyện Phú Xuyên);
  2. NHTT “Gạo thơm Bối Khê – Tam Hưng” của Hợp tác xã nông nghiệp xã Tam Hưng (huyện Thanh Oai);
  3. NHTT “Bưởi Phúc Thọ” của Hội nông dân huyện Phúc Thọ;
  4. NHTT “Phật Thủ Đắc Sở” của Hội sản xuất và kinh doanh phật thủ xã Đắc Sở (huyện Hoài Đức);
  5. NHTT “Gạo nếp cái hoa vàng Sóc Sơn” của Hội nông dân huyện Sóc Sơn;
  6. NHTT “Bưởi Chương Mỹ” của Hội nông dân huyện Chương Mỹ;
  7. NHTT       “Chuối Vân Nam” của Hợp tác xã nông nghiệp xã Vân Nam (huyện Phúc Thọ);
  8. NHTT “Chuối Cổ Bi” của Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ xã Cổ Bi (huyện Gia Lâm);
  9. NHTT “Chè Long Phú” của Hợp tác Long Phú (huyện Quốc Oai) – Đơn đăng ký đang được Cục SHTT thẩm định.;
  10. NHTT “ Rau an toàn Tiền Lệ” của HTX nông nghiệp Tiền Lệ (huyện Hoài Đức) – Đơn đăng ký đang được Cục SHTT thẩm định.

II.Các nhãn hiệu tập thể đã duy trì phát triển:

Tiếp sau bước đăng ký các nhãn hiệu tập thể, Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu tập thể, SBLAW đã tiếp tục hỗ trợ việc duy trì và phát triển cho các nhãn hiệu tập thể này. Cụ thể là việc tập huấn kiến thức về nhãn hiệu tập thể, xây dựng quy chế cấp và sử dụng tem nhãn mang nhãn hiệu tập thể.

Một số nhãn hiệu tập thể SBLAW đã hỗ trợ việc duy trì phát triển bao gồm: “Gạo thơm Bối Khê – Tam Hưng”, “Bưởi Phúc Thọ”, “Phật Thủ Đắc Sở”, “Bưởi Chương Mỹ”..

III.Các công việc SBLAW hỗ trợ thực hiện khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu tập thể, bao gồm:

  • Điều tra tình hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm dự định đăng ký nhãn hiệu tập thể của địa phương;
  • Tổ chức hội nghị lấy ý kiến của Chủ sở hữu NHTT, các tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý tưởng thiết kế mẫu nhãn hiệu đăng ký;
  • Xây dựng quy chế quản lý và sử dụng NHTT;
  • Tổ chức hội nghị thông qua để thống nhất mẫu nhãn hiệu và quy chế của NHTT;
  • Chuẩn bị tài liệu, làm thủ tục xin phép sử dụng địa danh từ cấp UBND xã, huyện, thành phố Hà Nội;
  • Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể tại Cục SHTT;
  • Theo dõi tình trạng đơn và thúc đẩy để đơn sớm được cấp văn bằng bảo hộ từ Cục SHTT.

III.Ý nghĩa của việc đăng ký nhãn hiệu tập thể

– Góp phần nâng cao giá trị sản phẩm đặc sản của địa phương, từ đó tăng thu nhập cho bà con từ việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể;

– Bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng, biết được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm hoặc dịch vụ;

–   Đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho chủ sở hữu (là đại diện của tập thể);

– Tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản phẩm đặc thù của địa phương ngày càng chất lượng và có thị trường tiêu thụ rộng rãi hơn.

IV.Lưu ý khi thực hiện các dự án đăng ký NHTT

– Tập thể mới có quyền đứng tên chủ đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, ví dụ như: Hợp tác xã, Hiệp hội, Hội…. Cá nhân, hộ kinh doanh.. không có quyền nộp đơn đăng ký NHTT.

– Mẫu nhãn hiệu và quy chế đăng ký nhãn hiệu tập thể là của tập thể, vì vậy cần được sự thống nhất thông qua, tránh trường hợp có phát sinh phản đối việc sử dụng NHTT đã được lựa chọn.

– Việc việc giấy pháp sử dụng địa danh ở cấp tỉnh/thành phố là mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, cần chuẩn bị sớm các tài liệu và thủ tục cần thiết để tiến hành sớm công việc này nhằm đảm bảo Đơn đăng ký NHTT được Cục SHTT chấp nhận hợp lệ.

– Các tài liệu nộp cùng đơn đăng ký NHTT cần phải có xác nhận, ký đóng dấu của Chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể như: Quy chế, danh sách thành viên, mẫu logo…

– Trong quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể phải đưa ra tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể; các điều kiện sử dụng nhãn hiệu; biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.

V.Đón nhận của địa phương được hỗ trợ đăng ký NHTT cho sản phẩm đặc sản của địa phương

Đa số các địa phương có sản phẩm đặc sản được lựa chọn để hỗ trợ đăng ký NHTT đều nhiệt tình đón nhận, hợp tác thực hiện và bày tỏ sự cảm ơn vì đã quan tâm để đăng ký được mẫu nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm đặc sản của địa phương mình.

Tuy nhiên, bên cạnh đó ở nhiều cấp trên chủ quản của Chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể gây khó dễ cho đơn vị tư vấn hoàn thiện các thủ tục cần thiết để đăng ký nhãn hiệu tập thể cho địa phương.

Chính vì vậy, ở Hội nghị này.. cũng muốn gửi lời nhắn nhủ tới các cơ quan hành chính chủ quản tạo điều kiện để giúp đỡ đơn vị tư vấn hoàn thành trách nhiệm cũng chính là giúp đỡ cho địa phương.

VI.Vai trò của đơn vị tư vấn với những việc này.

Mặc dù không phải là chủ đầu tư của những dự án đăng ký nhãn hiệu tập thể này nhưng đơn vị tư vấn có vai trò vô cùng quan trọng. Vai trò này được thể hiện ở:

  • Việc tư vấn thiết kế mẫu logo, quy chế để đăng ký NHTT để làm tiền đề sử dụng về sau;
  • Trực tiếp tiến hành các thủ tục cần thiết tại các cấp hành chính để xin hoàn thiện hồ sơ;
  • Hỗ trợ địa phương thực hiện duy trì phát triển nhãn hiệu sau khi đã được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ.