Điều kiện kinh doanh dịch vụ bưu chính

0
218

Câu hỏi:Luật sư có thể cho chúng tôi biết về điều kiện kinh doanh dịch vụ bưu chính ?
Luật sư trả lời: Kinh doanh dịch vụ bưu chính là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện đòi hỏi chủ đầu tư kinh doanh phải đáp ứngnhững điều kiện kinh doanh sau:
I. Cung ứng dịch vụ thư có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02 kg
1. Giấy phép bưu chính
1.1 Điều kiện:
1.1.1 Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực bưu chính;
1.1.2 Có khả năng tài chính, nhân sự phù hợp với phương án kinh doanh theo nội dung đề nghị được cấp giấy phép:
+ Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi nội tỉnh, liên tỉnh, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 02 tỷ đồng Việt Nam;
+ Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 05 tỷ đồng Việt Nam.
1.1.3 Có phương án kinh doanh khả thi phù hợp với quy định về giá cước, chất lượng dịch vụ bưu chính;
1.1.4 Có biện pháp đảm bảo an ninh thông tin và an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính.
I. Cung ứng dịch vụ thư không có địa chỉ nhận, có khối lượng đơn chiếc đến 2kg; Cung ứng dịch vụ thư có khối lượng đơn chiếc trên 2kg; Cung ứng dịch vụ gói, kiện
1. Văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính
III. Làm đại lý cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài; Nhận nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bưu chính từ nước ngoài vào Việt Nam; Làm đại diện cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài.
1. Văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính
IV. Làm văn phòng đại diện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài;Làm chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính được thành lập theo pháp luật Việt Nam
1. Văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính
V. Nhập khẩu tem bưu chính
Giấy phép nhập khẩu tem bưu chính
1.1 Điều kiện xin cấp giấy phép nhập khẩu tem bưu chính
Nhập khẩu tem bưu chính với số lượng từ 500 con trở lên và không thuộc danh mục các loại tem bưu chính quy định tại khoản 3 Điều 37 Luật bưu chính.

Câu hỏi:Luật sư có thể cho chúng tôi biết về điều kiện kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Luật sư trả lời: Kinh doanh dịch vụ viễn thông là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện đòi hỏi chủ đâu tư kinh doanh đáp ững những điều kiện kinh doanh sau:Kinh doanhụ viễn thông.
1. Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm:
1.1 Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, có thời hạn không quá 15 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng.
1.2 Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông, có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng.
2. Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng

Điều kiện để được cấp Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng:
2.1 Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông;
2.2 Có đủ khả năng tài chính, tổ chức bộ máy và nhân lực phù hợp với quy mô của dự án;
2.3 Có phương án kỹ thuật, phương án kinh doanh khả thi phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, các quy định về tài nguyên viễn thông, kết nối, giá cước, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông;
2.4 Có biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin;
2.5 Vốn pháp định và mức cam kết đầu tư
2.5.1. Vốn pháp định và mức cam kết đầu tư để thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất
– Doanh nghiệp đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất không sử dụng băng tần số vô tuyến điện, số thuê bao viễn thông phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định và mức cam kết đầu tư như sau:
a) Thiết lập mạng trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Vốn pháp định: 5 tỷ đồng Việt Nam; mức cam kết đầu tư: Ít nhất 15 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp phép để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép;
b) Thiết lập mạng trong phạm vi khu vực (từ 2 đến 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): Vốn pháp định: 30 tỷ đồng Việt Nam; mức cam kết đầu tư: Ít nhất 100 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp phép để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép;
c) Thiết lập mạng trong phạm vi toàn quốc (trên 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): Vốn pháp định: 100 tỷ đồng Việt Nam; mức cam kết đầu tư: Ít nhất 300 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép.
– Doanh nghiệp đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất có sử dụng băng tần số vô tuyến điện, số thuê bao viễn thông phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định và mức cam kết đầu tư như sau:
a) Thiết lập mạng trong phạm vi khu vực (từ 15 đến 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): Vốn pháp định: 100 tỷ đồng Việt Nam; mức cam kết đầu tư: Ít nhất 300 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp phép để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép;
b) Thiết lập mạng trong phạm vi toàn quốc (trên 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): Vốn pháp định: 300 tỷ đồng Việt Nam; mức cam kết đầu tư: Ít nhất 1.000 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên và ít nhất 3.000 tỷ đồng Việt Nam trong 15 năm để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép.
2.5.2. Vốn pháp định và mức cam kết đầu tư để thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất
– Doanh nghiệp đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất có sử dụng kênh tần số vô tuyến điện phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định và mức cam kết đầu tư như sau:
a) Vốn pháp định: 20 tỷ đồng Việt Nam;
b) Mức cam kết đầu tư: Ít nhất 60 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên để phát triển mạng viễn thông với quy mô, phạm vi quy định tại giấy phép.
– Doanh nghiệp đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất không sử dụng băng tần số vô tuyến điện (mạng viễn thông di động ảo) phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định và mức cam kết đầu tư như sau:
a) Vốn pháp định: 300 tỷ đồng Việt Nam;
b) Mức cam kết đầu tư: Ít nhất 1.000 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên và ít nhất 3.000 tỷ đồng Việt Nam trong 15 năm để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép.
– Doanh nghiệp đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất có sử dụng băng tần số vô tuyến điện phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định và mức cam kết đầu tư như sau:
a) Vốn pháp định: 500 tỷ đồng Việt Nam;
b) Mức cam kết đầu tư: Ít nhất 2.500 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên và ít nhất 7.500 tỷ đồng Việt Nam trong 15 năm để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép.
2.5.3. Doanh nghiệp đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động vệ tinh phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định và cam kết đầu tư như sau:
a) Vốn pháp định: 30 tỷ đồng Việt Nam;
b) Mức cam kết đầu tư: Ít nhất 100 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên để phát triển mạng viễn thông với quy mô, phạm vi quy định tại giấy phép
3. Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông
Điều kiện để được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông:
3.1 Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông;
3.2 Có đủ khả năng tài chính, tổ chức bộ máy và nhân lực phù hợp với quy mô của dự án;
3.3 Có phương án kỹ thuật, phương án kinh doanh khả thi phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, các quy định về tài nguyên viễn thông, kết nối, giá cước, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông;
2.4 Có biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin.
Trường hợp việc kinh doanh dịch vụ viễn thông có sử dụng tần sô vô tuyến điện thì phải có Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện
1- Cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện
1.1. Đối tượng được cấp giấy phép bao gồm:
a) Tổ chức, công dân Việt Nam, tổ chức nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
b) Người nước ngoài sử dụng đài vô tuyến điện nghiệp dư hoặc tần số vô tuyến điện cho mục đích khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
1.2. Điều kiện để được cấp giấy phép bao gồm:
a) Sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện vào mục đích và nghiệp vụ vô tuyến điện mà pháp luật không cấm;
b) Có giấy phép viễn thông theo quy định của pháp luật về viễn thông đối với tổ chức xin cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện để thiết lập mạng viễn thông, mạng truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình;
c) Có giấy phép hoạt động báo chí hoặc được quyền phát lại chương trình phát thanh, truyền hình theo quy định của pháp luật;
d) Có phương án sử dụng tần số vô tuyến điện khả thi, phù hợp quy hoạch tần số vô tuyến điện;
đ) Có thiết bị vô tuyến điện phù hợp quy chuẩn kỹ thuật về phát xạ vô tuyến điện, an toàn bức xạ vô tuyến điện và tương thích điện từ;
e) Cam kết thực hiện quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; kiểm tra, giải quyết nhiễu có hại và an toàn bức xạ vô tuyến điện;
g) Có Chứng chỉ vô tuyến điện viên đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật này.
2. Giấy phép sử dụng băng tần
2.1. Đối tượng được cấp giấy phép là tổ chức hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
2.2. Điều kiện để được cấp giấy phép quy định như sau:
a) Có đủ các điều kiện để được cấp giấy phép quy định tại các điểm a, b, d, đ và e khoản 2 Điều 19 của Luật này trong trường hợp cấp phép bằng phương thức cấp phép trực tiếp;
b) Thắng trong đấu giá hoặc trúng tuyển trong thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện.
3. Giấy phép sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh
3.1. Đối tượng được cấp giấy phép là tổ chức hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
3.2. Điều kiện để được cấp giấy phép bao gồm:
a) Có năng lực về tài chính, kỹ thuật và nguồn nhân lực để quản lý, khai thác vệ tinh;
b) Có phương án sử dụng quỹ đạo vệ tinh hiệu quả, khả thi vào mục đích và nghiệp vụ vô tuyến điện mà pháp luật không cấm;
c) Cam kết thực hiện quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về sử dụng tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh và khoảng không vũ trụ.

Câu hỏi:Luật sư có thể cho chúng tôi biết về điều kiện được nhập khẩu các thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện?
Luật sư trả lời: Đối với các mặt hàng là thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện đòi hỏi chủ đầu tư kinh doanh đáp ứng những điều kiện sau:
Các thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện được nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Giấy phép nhập khẩu thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện
1.1. Phù hợp với công nghệ, mạng lưới viễn thông Việt Nam và các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng phát xạ, an toàn bức xạ, an toàn tương thích điện từ trường của thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành hoặc công bố bắt buộc áp dụng; phù hợp với vị trí lắp đặt thiết bị và các quy định về quản lý viễn thông;
1.2. Phù hợp với Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện Quốc gia được quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các quy định về quy hoạch tần số vô tuyến điện liên quan.
Những thiết bị không đáp ứng các yêu cầu trên, được nhập khẩu phục vụ cho các mục đích đặc biệt thì thực hiện theo hướng dẫn đối với từng trường hợp cụ thể của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Câu hỏi:Luật sư có thể cho chúng tôi biết về điều kiện công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài và chấp nhận chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam?
Luật sư trả lời: Đối với ngành nghề cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng chủ đầu tư kinh doanh cần đáp ứng những điều kiện kinh doanh sau:
I. Điều kiện đối với ngành nghề cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng
1. Điều kiện xin cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng
1.1 Điều kiện về chủ thể:
Là doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam
1.2 Điều kiện về tài chính:
1.2.1 Có đủ năng lực tài chính để thiết lập hệ thống trang thiết bị kỹ thuật, tổ chức và duy trì hoạt động phù hợp với quy mô cung cấp dịch vụ;
1.2.2 Ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam hoặc có giấy bảo lãnh của một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam không dưới 5 (năm) tỷ đồng, hoặc cam kết mua bảo hiểm để giải quyết các rủi ro và các khoản đền bù có thể xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ và thanh toán chi phí tiếp nhận và duy trì cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi giấy phép.
1.3 Điều kiện về nhân sự:
1.3.1 Có đội ngũ nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý, nhân viên điều hành, nhân viên quản lý an ninh và nhân viên dịch vụ khách hàng đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn và quy mô triển khai dịch vụ; chưa từng bị kết án.”
1.4 Điều kiện về kỹ thuật:
II. Điều kiện công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài và chấp nhận chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam
1. Điều kiện công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài
1.1 Điều kiện xin cấp giấy công nhận cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài
1.1.1 Thành lập và hoạt động hợp pháp tại quốc gia mà tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài đăng ký hoạt động
1.1.2 Quốc gia mà tổ chức cung cấp dịch vụ chứng nhận chữ ký số nước ngoài đó đăng ký hoạt động có ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế có quy định về việc công nhận chữ ký số và chứng thư số nước ngoài mà Việt Nam có tham gia;
1.1.3 Có văn phòng đại diện tại Việt Nam
1.1.4 Đáp ứng Danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành hoặc các tiêu chuẩn quốc tế về chữ ký số được Bộ Thông tin và Truyền thông trong quá trình thẩm tra hồ sơ xác định có độ an toàn thông tin tương đương
1.2 Điều kiện công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài
1.2.1 Có giấy công nhận cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp
2. Điều kiện chấp nhận chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam
Chứng thư số nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam khi thuê bao được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép sử dụng chứng thư số đó.
2.1 Điều kiện xin cấp giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt nam
2.1.1. Thuê bao sử dụng chứng thư số nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam:
a) Thuộc đối tượng quy định (Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật) và có thông tin về thuê bao tại một trong các văn bản sau đây xác thực thông tin trên chứng thư số:
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư;
– Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép tổ chức nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
– Trường hợp được ủy quyền, phải có ủy quyền, cho phép hợp pháp sử dụng chứng thư số và thông tin về thuê bao được cấp chứng thư số phải phù hợp với thông tin trong văn bản ủy quyền, cho phép.
b) Đối với chứng thư số máy chủ, thuê bao sở hữu phải đáp ứng điều kiện (Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật) và thông tin sở hữu tên miền, thông tin máy chủ, địa chỉ mạng công cộng gán cho máy chủ phải phù hợp với thông tin trên chứng thư số.
2.1.2. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài có chứng thư số được chấp nhận tại Việt Nam:
a) Thành lập và hoạt động hợp pháp tại quốc gia mà tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài đăng ký hoạt động;
– Đáp ứng Danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành hoặc các tiêu chuẩn quốc tế về chữ ký số được Bộ Thông tin và Truyền thông trong quá trình thẩm tra hồ sơ xác định có độ an toàn thông tin tương đương;
b) Được doanh nghiệp kiểm toán chứng nhận hoạt động nghiệp vụ tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế có uy tín về dịch vụ chứng thực chữ ký số.
2.1.3. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài có chứng thư số được chấp nhận trong giao dịch quốc tế phải đáp ứng các điều kiện quy định sau:
– Thành lập và hoạt động hợp pháp tại quốc gia mà tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài đăng ký hoạt động) và được doanh nghiệp kiểm toán chứng nhận hoạt động nghiệp vụ tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế có uy tín về dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp lựa chọn, chịu trách nhiệm về việc chấp nhận chứng thư số nước ngoài được chấp nhận trong giao dịch quốc tế và gửi chứng thư số đó tới Bộ Thông tin và Truyền thông để quản lý.”
2.2 Điều kiện sử dụng chứng thư số nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam
2.2.1 Có giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp

Câu hỏi: Luật sư có thể cho chúng tôi biết về điều kiện thành lập nhà xuất bản theo quy định của pháp luật?
Luật sư trả lời : Đối với việc thành lập nhà xuất bản chủ đầu tu kinh doanh cần đáp ứng một số điều kiện kinh doanh sau :
Điều kiện thành lập nhà xuất bản
1. Giấy phép thành lập nhà xuất bản
Điều kiện cấp phép:
1.1 Có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản;
1.2 Có người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 của Luật Xuất bản để bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập và có ít nhất năm biên tập viên cơ hữu;
1.3. Trụ sở của nhà xuất bản có diện tích từ 200 mét vuông (m2) sử dụng trở lên; có ít nhất 05 (năm) tỷ đồng để bảo đảm hoạt động xuất bản; có đủ trang thiết bị để tổ chức xuất bản và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản do Chính phủ quy định. Trong quá trình hoạt động, cơ quan chủ quản nhà xuất bản có trách nhiệm duy trì các điều kiện quy định trên và bảo đảm kinh phí hằng năm ít nhất 05 (năm) tỷ đồng, để nhà xuất bản thực hiện nhiệm vụ xuất bản theo tôn chỉ, mục đích của nhà xuất bản.
1.4 Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới nhà xuất bản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1.5. Đối tượng được phép thành lập nhà xuất bản:
+ Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương và cấp tỉnh;
+ Đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp ở trung ương trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và tài liệu khoa học, học thuật.

Câu hỏi: Luật sư có thể cho chúng tôi biết về điều kiện Kinh doanh dịch vụ in?
Luật sư trả lời: Kinh doanh dịch vụ in đòi hỏi chủ đầu tư kinh doanh cần đáp ứng những điều kiện kinh doanh sau đây:

I. Điều kiện đối với hoạt động in xuất bản phẩm
1. Giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm
1.1. Điều kiện để cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm bao gồm:
a) Người đứng đầu cơ sở in phải là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm và đáp ứng các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật;
b) Có mặt bằng sản xuất, thiết bị để thực hiện một hoặc các công đoạn chế bản, in và gia công sau in xuất bản phẩm;
c) Bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự,vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
d) Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở in xuất bản phẩm.
đ) Chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam
Điều kiện hoạt động in các sản phẩm quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 4 Điều 2 Nghị định 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014.
1. Điều kiện hoạt động của cơ sở in
1.1. Cơ sở in thực hiện chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 4 Điều 2 Nghị định 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, hộ kinh doanh về hoạt động in (kể cả cơ sở in hoạt động độc lập và trực thuộc doanh nghiệp,đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong các ngành, nghề, lĩnh vực khác);
b) Có thiết bị in để thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chế bản, in, gia công sau in;
c) Có mặt bằng để thực hiện chế bản, in, gia công sau in ngoài khu dân cư, trừ cơ sở in chỉ sử dụng công nghệ, thiết bị in la-de (laser), in phun khổ từ A0 trở xuống và cơ sở in là hộ gia đình hoạt động in lưới (lụa) thủ công;
d) Có đủ điều kiện về an ninh – trật tự, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
đ) Có chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam;
e) Có người đứng đầu là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có trình độ cao đẳng trở lên về chuyên ngành in hoặc được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in.
2. Giấy phép hoạt động in
2.1. Trước khi hoạt động, cơ sở in thực hiện chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 4 Điều 2 Nghị định 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 phải có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in gửi đến cơ quan quản lý nhà nước theo quy định sau đây:
a) Cơ sở in thuộc cơ quan, tổ chức ở Trung ương gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Cơ sở in thuộc địa phương gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh – trật tự do cơ quan công an có thẩm quyền cấp.
Điều kiện về an ninh trật tự kinh doanh dịch vụ in
3.1. Người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự phải có lý lịch rõ ràng và không thuộc một trong các trường hợp sau:
3.1.1 Tổ chức, cá nhân mà Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp, cấm thực hiện các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự.
3.1.2 Người chưa đủ 18 tuổi, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người nghiện ma túy.
3.1.3 Người đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.
3.1.4 Người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại phường, xã, thị trấn; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, cấm cư trú, bị phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; được tạm hoãn đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
3.1.5 Người có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia; tội do lỗi cố ý có mức án từ 10 năm trở lên hoặc các tội khác liên quan trực tiếp đến ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự mà chưa được xóa án tích; người đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính.
3.2. Cơ sở kinh doanh phải bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị, quy trình kinh doanh và các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật; địa điểm đặt cơ sở kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện.
3.3. Địa điểm kinh doanh không nằm trong khu vực cấm theo quy định của pháp luật.
3.4 Cơ sở kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự chỉ được tiến hành các hoạt động kinh doanh sau khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp.
3.5 Cơ sở kinh doanh phải đảm bảo các điều kiện về Phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.
III. Điều kiện hoạt động in các sản phẩm in không thuộc quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 4 Điều 2 Nghị định 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014.
1. Điều kiện hoạt động của cơ sở in
1.1. Cơ sở in thực hiện chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm không thuộc quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 4 Điều 2 Nghị định 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, hộ kinh doanh về hoạt động in (kể cả cơ sở in hoạt động độc lập và trực thuộc doanh nghiệp,đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong các ngành, nghề, lĩnh vực khác);
b) Có thiết bị in để thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chế bản, in, gia công sau in;
c) Có mặt bằng để thực hiện chế bản, in, gia công sau in ngoài khu dân cư, trừ cơ sở in chỉ sử dụng công nghệ, thiết bị in la-de (laser), in phun khổ từ A0 trở xuống và cơ sở in là hộ gia đình hoạt động in lưới (lụa) thủ công;
d) Có đủ điều kiện về an ninh – trật tự, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
đ) Có người đứng đầu là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có trình độ cao đẳng trở lên về chuyên ngành in hoặc được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in.
2. Đăng ký hoạt động cơ sở in
2.1. Cơ sở in thực hiện chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm in không thuộc quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 4 Điều 2 Nghị định 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 phải đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in.
2.2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cơ quan công an có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh – trật tự, cơ sở in phải gửi tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in qua dịch vụ bưu chính hoặc qua mạng Internet hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in theo quy định sau đây:
a) Cơ sở in thuộc cơ quan, tổ chức ở Trung ương nộp tờ khai đăng ký cho Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Cơ sở in thuộc địa phương nộp tờ khai đăng ký cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh – trật tự do cơ quan công an có thẩm quyền cấp.
Điều kiện về an ninh trật tự kinh doanh dịch vụ in
3.1. Người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự phải có lý lịch rõ ràng và không thuộc một trong các trường hợp sau:
3.1.1 Tổ chức, cá nhân mà Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp, cấm thực hiện các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự.
3.1.2 Người chưa đủ 18 tuổi, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người nghiện ma túy.
3.1.3 Người đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.
3.1.4 Người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại phường, xã, thị trấn; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, cấm cư trú, bị phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; được tạm hoãn đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
3.1.5 Người có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia; tội do lỗi cố ý có mức án từ 10 năm trở lên hoặc các tội khác liên quan trực tiếp đến ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự mà chưa được xóa án tích; người đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính.
3.2. Cơ sở kinh doanh phải bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị, quy trình kinh doanh và các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật; địa điểm đặt cơ sở kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện.
3.3. Địa điểm kinh doanh không nằm trong khu vực cấm theo quy định của pháp luật.
3.4 Cơ sở kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự chỉ được tiến hành các hoạt động kinh doanh sau khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp.
4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
5. Giấy tờ thể hiện việc đáp ứng đủ điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Câu hỏi: Luật sư có thể cho chúng tôi biết về điều kiện kinh doanh dịch vụ phát hành xuất bản phẩm?
Luật sư trả lời: Kinh doanh dịch vụ phát hành xuất bản phẩm chủ đầu tư kinh doanh cần đáp ững những diều kiện kinh doanh sau đây:
I. Điều kiện đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ phát hành xuất bản phẩm
Giấy xác nhận đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm đối với cơ sở phát hành là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập
Điều kiện hoạt động:
1.1 Cơ sở phát hành là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập phải đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản như sau:
1.1.1 Cơ sở phát hành có trụ sở chính và chi nhánh tại hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đăng ký hoạt động với Bộ Thông tin và Truyền thông;
1.1.2 Cơ sở phát hành có trụ sở chính và chi nhánh tại cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký hoạt động với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1.2 Người đứng đầu cơ sở phát hành phải thường trú tại Việt Nam; có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về phát hành xuất bản phẩm do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành phát hành xuất bản phẩm cấp;
1.3 Có một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
1.4 Có địa điểm kinh doanh xuất bản phẩm.
II. Điều kiện đối với hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm
1. Giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm
Điều kiện cấp phép:
1.1 Có một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
1.2 Người đứng đầu cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải thường trú tại Việt Nam, có văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành cấp hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ phát hành xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp; trong đó văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành cấp cho người đứng đầu cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải là bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành phát hành xuất bản phẩm.
Trường hợp người đứng đầu cơ sở hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành khác, phải có giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ phát hành xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;
1.3 Trường hợp kinh doanh nhập khẩu sách, ngoài các điều kiện quy định nêu trên, còn phải có ít nhất 05 (năm) nhân viên đủ năng lực thẩm định nội dung sách, cụ thể: Phải có thâm niên công tác trong hoạt động xuất bản ở Việt Nam từ 05 năm trở lên, có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành ngoại ngữ hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành khác nhưng có trình độ ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu thẩm định nội dung sách nhập khẩu và có giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ phát hành xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.

Câu hỏi: Luật sư có thể cho chúng tôi biết về điều kiện kinh doanh dịch vụ mạng xã hội?
Luật sư trả lời : Đối với việc kinh doanh dịch vụ mạng xã hội chủ đầu tư kinh doanh cần đáp ứng những điều kiện kinh doanh sau:
Điều kiện hoạt động kinh doanh dịch vụ mạng xã hội
1. Giấy phép thiết lập mạng xã hội.
Điều kiện cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội.
1.1. Là tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ hoặc đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với dịch vụ và nội dung thông tin cung cấp;
1.2. Điều kiện về nhân sự:
1.2.1 Người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về quản lý nội dung cung cấp trên trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội;
1.2.2 Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung phải tốt nghiệp đại học hoặc tương đương trở lên, có quốc tịch Việt Nam. Đối với người nước ngoài, có địa chỉ tạm trú ít nhất 6 tháng tại Việt Nam.
1.2.3 Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung có trách nhiệm cung cấp số điện thoại liên lạc thường xuyên, địa chỉ email cho cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương để phối hợp xử lý ngay khi cần thiết.
1.2.4 Người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp có thể giao nhiệm vụ cho cấp phó chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin;
1.2.5 Tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội phải thành lập bộ phận quản lý nội dung thông tin.
1.2.6. Điều kiện về nhân sự bộ phận kỹ thuật.
Bộ phận quản lý kỹ thuật tối thiểu có 01 người đáp ứng quy định tại điểm g, điểm h khoản 2 Điều 2 Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
1.3. Điều kiện về tên miền:
1.3.1 Đối với tổ chức, doanh nghiệp không phải là cơ quan báo chí, dãy ký tự tạo nên tên miền không được giống hoặc trùng với tên cơ quan báo chí.
1.3.2 Trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội của cùng một tổ chức, doanh nghiệp không được sử dụng cùng một tên miền.
1.3.3 Tên miền phải còn thời hạn sử dụng ít nhất là 06 (sáu) tháng tại thời điểm đề nghị cấp phép và phải tuân thủ theo đúng quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet
1.3.4 Nguyên tắc sử dụng tên miền “.vn” …
Trang thông tin điện tử tổng hợp và trang mạng xã hội thuộc đối tượng cấp phép phải sử dụng ít nhất 01 tên miền “.vn” và lưu giữ thông tin tại hệ thống máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam đối với trang thông tin điện tử chính thức của mình.
1.3.5 Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký, sử dụng tên miền quốc tế
1.3.6 Tổ chức, cá nhân tại Việt Nam đăng ký tên miền quốc tế để thiết lập hộp thư điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội phải thực hiện các nội dung về quản lý, sử dụng tài nguyên Internet; quản lý thông tin trên mạng quy định tại Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
1.4. Có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật, tổ chức, nhân sự phù hợp với quy mô hoạt động theo quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2014/TT-BTTTT
1.5. Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 5 Thông tư 09/2014/TT-BTTT

Câu hỏi: Luật sư có thể cho chúng tôi biết về điều kiện hoạt động kinh doanh trò chơi trên mạng?
Luật sư trả lời: Hoạt động kinh doanh trò chơi trên mạng là một ngành kinh doanh có điều kiện đòi hỏi chủ đầu tư kinh doanh cần đáp ứng những điều kiện kinh doanh sau:
Điều kiện hoạt động kinh doanh trò chơi trên mạng
1. Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng.
Điều kiện cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng.
1.1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngành nghề cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng;
1.2. Đã đăng ký tên miền sử dụng để cung cấp dịch vụ;
1.3. Có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật, tổ chức, nhân sự phù hợp với quy mô hoạt động;
1.4. Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.
2. Quyết định phê duyệt nội dung kịch bản trò chơi điện tử G1
Điều kiện cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử G1.
2.1.Có Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử còn thời hạn tối thiểu 01 năm;
2.2. Nội dung, kịch bản trò chơi điện tử đáp ứng các yêu cầu sau đây:
– Không vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định Nghị định số 72/2013/NĐ-CP;
– Không có hình ảnh, âm thanh gây cảm giác ghê sợ, rùng rợn; kích động bạo lực, thú tính; dung tục, khêu gợi, kích thích dâm ô, trụy lạc, vô luân, trái với truyền thống đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc; xuyên tạc, phá hoại truyền thống lịch sử;
– Không có hình ảnh, âm thanh miêu tả hành động tự tử, sử dụng ma túy, uống rượu, hút thuốc, khủng bố; hành động ngược đãi, xâm hại, buôn bán trẻ em và các hành vi có hại hoặc bị cấm khác;
– Các yêu cầu khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2.3. Đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, nghiệp vụ cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3 và G4 trên mạng.
Điều kiện đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử:
3.1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngành nghề cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng;
3.2. Đã đăng ký tên miền sử dụng để cung cấp dịch vụ trong trường hợp cung cấp dịchvụ trên Internet;
3.3. Có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật, tổ chức, nhân sự để cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phù hợp với quy mô hoạt động;
3.4. Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.

Câu hỏi: Luật sư có thể cho chúng tôi biết về điều kiện Kinh doanh dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền?
Luật sư trả lời: Kinh doanh dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền chủ đầu tư kinh doanh cần đáp ứng những điều kiện kinh doanh sau:
Giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền
Điều kiện, thủ tục cấp phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền được quy định như sau:
1.1 Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được sự chấp thuận về chủ trương của Thủ tướng Chính phủ theo các quy định về lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài.
1.2 Có giấy phép thiết lập mạng viễn thông đáp ứng điều kiện kỹ thuật dịch vụ truyền hình trả tiền, hoặc có thỏa thuận bảo đảm được thuê, sử dụng hạ tầng mạng viễn thông đáp ứng yêu cầu kỹ thuật truyền hình trả tiền.
1.3 Có dự toán chi phí hoạt động ít nhất trong 02 năm và văn bản chứng minh nguồn tài chính hợp pháp đáp ứng yêu cầu triển khai cung cấp dịch vụ theo dự toán.
1.4 Có phương án thiết lập trung tâm thu phát tất cả các kênh chương trình truyền hình trả tiền tập trung tại một địa điểm (không kể địa điểm dự phòng), trừ các kênh chương trình thuộc danh mục kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của địa phương.
1.5 Có phương án áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại và phương án quản lý thuê bao, kinh doanh dịch vụ khả thi, phù hợp với các quy định của pháp luật.
1.6 Có phương án xử lý sự cố về kỹ thuật kịp thời bảo đảm chất lượng dịch vụ và quyền lợi của thuê bao.
1.7 Có phương án bảo đảm nguồn nhân lực và trang thiết bị kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh thông tin đối với trung tâm thu phát tín hiệu và dịch vụ truyền hình trả tiền do mình cung cấp.
1.8 Có đề án cung cấp dịch vụ trong đó nêu rõ công nghệ sử dụng, loại hình dịch vụ, phạm vi cung cấp dịch vụ
1.9 Phù hợp với các quy hoạch phát triển trong lĩnh vực truyền hình và đáp ứng nhu cầu xã hội trước mắt cũng như lâu dài.
Giấy chứng nhận “Cung cấp danh mục kênh chương trình trên dịch vụ truyền hình trả tiền”
2.1. Là đơn vị có Giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền
2.2. Có Tờ khai đăng ký danh mục kênh trên dịch vụ truyền hình trả tiền theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định;
2.3. Có văn bản thỏa thuận bản quyền đối với kênh chương trình đăng ký (trừ những kênh chương trình trong nước phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu).
3. Trong trường hợp đơn vị cung cấp chương trình phim trên dịch vụ truyền hình theo yêu cầu phải làm thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận “Cung cấp phim kèm theo danh mục phim trên dịch vụ truyền hình trả tiền theo yêu cầu”:
3.1. Là đơn vị được cấp phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền;
3.2. Có Tờ khai đăng lý danh mục các chương trình phim trên dịch vụ truyền hình theo yêu cầu theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định;
3.3. Có văn bản thỏa thuận bản quyền đối với chương trình phim đăng ký.
Trường hợp việc kinh doanh dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền có sử dụng tần số vô tuyến điện thì phải có Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện
1- Cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện
1.1. Đối tượng được cấp giấy phép bao gồm:
a) Tổ chức, công dân Việt Nam, tổ chức nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
b) Người nước ngoài sử dụng đài vô tuyến điện nghiệp dư hoặc tần số vô tuyến điện cho mục đích khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
1.2. Điều kiện để được cấp giấy phép bao gồm:
a) Sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện vào mục đích và nghiệp vụ vô tuyến điện mà pháp luật không cấm;
b) Có giấy phép viễn thông theo quy định của pháp luật về viễn thông đối với tổ chức xin cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện để thiết lập mạng viễn thông, mạng truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình;
c) Có giấy phép hoạt động báo chí hoặc được quyền phát lại chương trình phát thanh, truyền hình theo quy định của pháp luật;
d) Có phương án sử dụng tần số vô tuyến điện khả thi, phù hợp quy hoạch tần số vô tuyến điện;
đ) Có thiết bị vô tuyến điện phù hợp quy chuẩn kỹ thuật về phát xạ vô tuyến điện, an toàn bức xạ vô tuyến điện và tương thích điện từ;
e) Cam kết thực hiện quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; kiểm tra, giải quyết nhiễu có hại và an toàn bức xạ vô tuyến điện;
g) Có Chứng chỉ vô tuyến điện viên đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật này.
1.3. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan hướng dẫn cụ thể việc cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, đoàn đại biểu cấp cao nước ngoài đến thăm Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.
2. Giấy phép sử dụng băng tần
2.1. Đối tượng được cấp giấy phép là tổ chức hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
2.2. Điều kiện để được cấp giấy phép quy định như sau:
a) Có đủ các điều kiện để được cấp giấy phép quy định tại các điểm a, b, d, đ và e khoản 2 Điều 19 của Luật này trong trường hợp cấp phép bằng phương thức cấp phép trực tiếp;
b) Thắng trong đấu giá hoặc trúng tuyển trong thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện.
3. Giấy phép sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh
3.1. Đối tượng được cấp giấy phép là tổ chức hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
3.2. Điều kiện để được cấp giấy phép bao gồm:
a) Có năng lực về tài chính, kỹ thuật và nguồn nhân lực để quản lý, khai thác vệ tinh;
b) Có phương án sử dụng quỹ đạo vệ tinh hiệu quả, khả thi vào mục đích và nghiệp vụ vô tuyến điện mà pháp luật không cấm;
c) Cam kết thực hiện quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về sử dụng tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh và khoảng không vũ trụ.

Câu hỏi: Luật sư có thể cho chúng tôi biết về điều kiện hoạt động kinh doanh dịch vụ truyền hình theo yêu cầu?
Luật sư trả lời: Hoạt động Kinh doanh dịch vụ truyền hình theo yêu cầu chủ đầu tư kinh doanh cần đáp ững những điều kiện kinh doanh sau:
Điều kiện hoạt động Kinh doanh dịch vụ truyền hình theo yêu cầu:
1. Liên kết sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình/kênh chương trình
11. Có tư cách pháp nhân và đăng ký kinh doanh theo pháp luật Việt Nam;
1.2. Đã sản xuất hoặc tham gia sản xuất tối thiểu 03 (ba) chương trình phát thanh, truyền hình được phát sóng khi thực hiện hình thức liên kết; 3. Có phương án bảo đảm nguồn lực tài chính, nhân sự và cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để thực hiện Hợp đồng liên kết.
* Người đứng đầu tổ chức đối tác liên kết liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung sản phẩm liên kết và phạm vi công việc được quy định trong Hợp đồng liên kết.

Câu hỏi: Luật sư có thể cho chúng tôi biết về điều kiện Cung cấp dịch vụ nội dung thông tin, dịch vụ công nghệ thông tin trên mạng viễn thông di động, mạng Internet?
Luật sư trả lời: Cung cấp dịch vụ nội dung thông tin, dịch vụ công nghệ thông tin trên mạng viễn thông di động, mạng Internet chủ đầu tư kinh doanh cần đáp ứng nhứng điều kiện kinh doanh sau:
Điều kiện Cung cấp dịch vụ nội dung thông tin, dịch vụ công nghệ thông tin trên mạng viễn thông di động, mạng Internet
1. Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông di động.
Điều kiện đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông di động:
1.1. Là tổ chức, doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ hoặc đăng ký doanh nghiệp ngành nghề cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng;
1.2. Có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật, tổ chức, nhân sự phù hợp với quy mô hoạt động;
1.3. Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin