Doanh nghiệp hỏi: Hiện tại giờ làm việc của công nhân công ty chúng tôi là 8am – 5pm (1 tiếng nghỉ trưa không lương, tức tổng là 9 tiếng trong đó 8 tiếng làm việc + 1 tiếng nghỉ trưa);
Do nhu cầu sản xuất, công ty chúng tôi muốn thay đổi giờ làm thành 8am – 4pm (nhưng bù lại, chỉ có 15 phút ăn cơm trưa, tức là tổng 8 tiếng, trong đó 7 tiếng 45 phút làm việc + 15 phút nghỉ trưa);
Luật sư SBLAW tư vấn giúp chúng tôi xem thay đổi như vậy có trái quy định không vì hiện nay nhiều nơi tư vấn là ít nhất phải 30 phút.
Trong trường hợp trái quy định nhưng nếu người lao động & người sử dụng lao động đạt được một thỏa thuận tự nguyện (ví dụ như người LĐ nhận thêm 1 khoản trợ cấp nữa), thì có thể tiến hàng việc này không? Cần lưu ý gì khi thực hiện?
Luật sư trả lời: Theo ý kiến của chúng tôi thì doanh nghiệp có thể áp dụng giờ làm việc như trên nếu có thoả thuận của 2 bên.
Bộ luật lao động cũng có quy định về việc làm thêm giờ (Bản chất của việc này vẫn là làm thêm giờ).
Cụ thể như sau:
Điều 106. Làm thêm giờ
1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.
Như vậy trong trường hợp này, doanh nghiệp nhất thiết phải có 1 thoả thuận với người lao động thì mới đúng luật.