Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

0
474
Doanh nghiệp hỏi: Chúng tôi là doanh nghiệp FDI muốn hỏi về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Trường hợp Công ty muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ của nhân viên, trong luật nói rằng phải báo trước ít nhất 30 ngày (vs HĐ xác định thời hạn), vậy:
Nếu công ty muốn dừng HĐ với 1 nhân viên vào ngày 1/8 và đồng ý là sẽ trả lương cho người đó đến hết 31/8, nhưng họ sẽ không đến công ty từ 1/8 luôn, công ty thu hết lại thiết bị, thẻ ra vào, etc.
Như vậy có được không? Hay vẫn phải có bảng đánh giá không hoàn thành công việc (không đạt KPI), không đáp ứng nội quy lao động và làm việc cùng công đoàn để ra quyết định sa thải, rồi mới báo trước 30 ngày và cho nghỉ?
Trong trường hợp muốn cho nghỉ luôn (do lqan các vấn đề như bảo mật thông tin, danh sách khách hàng, etc.) thì có cách gì dừng HĐ hợp lý nhất không?
Nếu công ty thỏa thuận được với người lao động về việc chấm dứt đơn phương và bồi thường 1 tháng lương nhưng: yêu cầu nhân viên nghỉ luôn vào ngày 1, sau đó ngày 10 đến bàn giao thẻ, ngày 20 đến bàn giao nốt mọi thứ tồn đọng và nhận full lương tháng đó là tốt nhất.
Và như vậy ngày thanh lý hợp đồng nên để ngày cuối tháng và sẽ để nhân viên ký luôn thanh lý vào ngày 1 (lúc yêu cầu nghỉ) hay để ngày nào cho hợp lý?
Luật sư trả lời: Về vấn đề doanh nghiệp hỏi, SBLAW trả lời như sau:
Để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động, doanh nghiệp phải có đủ một trong các căn cứ quy định tại điều 36 Bộ luật lao động năm 2019.
Thời hạn báo trước cho người lao động thì tùy thuộc vào loại hợp đồng lao động mà doanh nghiệp đăng ký với người lao động, cụ thể như sau:
– (45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn.
– 30 ngày đối với hợp đồng xác định thời hạn từ 12 đến 36 tháng và
– 03 ngày đối với hợp đồng xác định thời hạn dưới 12 tháng).
Sau khi bên em thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh người lao động thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 36 Bộ luât lao đông (ví dụ, liên tục không hoàn thành công việc được giao thì sau khi có đủ căn cứ để xác định người lao động liên tục không hoàn thành công việc được giao theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc của công ty ban hành sau khi tham khảo ý kiến công đoàn) thì bên em sẽ ra thông báo cho họ về việc hợp đồng lao động sẽ bị chấm dứt trong thời hạn 45 ngày, 30 ngày hoặc 03 ngày sau khi có thông báo.
Việc thu lại thiết bị làm việc, thẻ ra vào của người lao động, nếu có tranh chấp và khởi kiện ra tòa, đa phần, các thẩm phán đều kết luận đó là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của Người sử dụng lao động, cho dù quyết định châm dứt hợp đồng lao đồng lao động của công ty đã có hiệu lực hay chưa.
Với xu hướng bảo vệ quyền lợi của người lao động tại các tòa thì cách làm mang tính chất “quyết liệt” như vây của Công ty sẽ là điểm bất lợi cho Người sử dụng lao động.
Do đó, nếu không thể đạt được thỏa thuận với Người lao động về việc miễn thời gian báo trước thì bên em có thể ra thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và trong thời gian chờ đến khi Quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có hiệu lực, công ty có thể đặt lịch với người lao động về việc bàn giao công việc. Ví dụ, ngày thứ nhất, bàn giao phương tiện làm việc.
Các ngày tiếp theo, người lao động được phép nghỉ tạm nghỉ tại nhà cho đến ngày xác đinh nào đó, người lao động hoàn trả lại thẻ ra vào, ký bàn giao và quyết toán các nghĩa vụ tài chính còn tồn đọng với công ty như tiền tạm ứng công tác phí, khoản thu trực tiếp từ Khách hàng…
Như vậy thì sẽ nhẹ nhàng hơn và công ty chịu trả lương cho người lao động vào thời gian hoàn thành nốt các thủ tục bàn giao.
Nếu nhân viên không chịu hợp tác thì doanh nghiệp lên lịch và để ngày thanh lý vào ngày cuối cùng.
Còn nếu mà họ hợp tác thì thống nhất luôn ngày thanh lý là ngày đầu tiên và ghi rõ, hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động kể từ ngày thứ 1.
Xem thêm: