Áp dụng thuế suất 0% hay thuộc diện hàng không chịu thuế đối với hợp đồng bảo hiểm

0
531

Doanh nghiệp hỏỉ: Chúng tôi là một doanh nghiệp chế xuất có vốn đầu tư nước ngoài trong khu công nghiệp Sóng Thần Bình Dương.

Chúng tôi có phát sinh trường hợp như sau về hợp đồng bảo hiểm:

Chúng tôi có mua bảo hiểm tai nạn cho người lao động tại Công ty Bảo Hiểm từ năm 2016 đến nay.

Căn cứ điều 1b điều 9 thông tư 219 thì từ năm 2016 đến nay, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn xuất hóa đơn Bảo hiểm tai nạn với thuế suất 0% do đối tượng mua là DN chế xuất

Tuy nhiên đến tháng 7/2021 thì bảo hiểm lại xuất hóa đơn VAT và chuyển sang hình thức là dịch vụ này là dịch vụ không chịu thuế căn cứ theo mục 7 điều 4 chương I thông tư 219 vì họ cho rằng chúng tôi là người mua và người thụ hưởng nhưng người tiêu dùng dịch vụ bảo hiểm này là người lao động của công ty chúng tôi, không phải là doanh nghiệp chế xuất thụ hưởng.

Tương tự như vậy thì phần bảo hiểm nghĩa vụ của lái xe và phụ xe trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với hợp đồng mua bảo hiểm cho phương tiện xe cơ giới họ cũng chuyển từ thuế suất 0% thành đối tượng không chịu thuế.

Vậy luật sư cho chúng tôi hỏi trường hợp này thì doanh nghiệp hiểu như nào cho đúng?

Luật sư trả lời: Về vấn đề doanh nghiệp hỏi, SBLAW trả lời như sau:
Chúng tôi cho rằng lập luận của công ty bảo hiểm là chưa chính xác.
Trong cả hai trường hợp này, người mua bảo hiểm/tiêu dùng dịch vụ bảo hiểm và được hưởng quyền lợi chi trả bảo hiểm là doanh nghiệp chế xuất (Bên mua bảo hiểm).
Người lao động và xe ô tô là đối tượng của hợp đồng bảo hiểm.
Người lao động và người lái xe không tiêu dùng và không hưởng lợi bất kỳ điều gì từ hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp và bên kinh doanh bảo hiểm.
Các sự kiện rủi ro xảy ra đối người lao động và xe chỉ được coi là căn cứ để xác định có hay không có phát sinh trách nhiệm của người bảo hiểm hay không.
Do đó, trong trường hợp này, VAT vẫn là 0% do cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng là doanh nghiệp chế xuất.
Xem thêm: