Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

0
440

Luật trọng tài thương mại ra đời năm 2010 đã có những quy định rất mới về việc giải quyết trọng tài, tạo thuận lợi hơn nữa cho việc giải quyết theo phương thức trọng tài tại Việt Nam.

Tuy nhiên, nhiều quy định trong Luật trọng tài thương mại còn rất chung chung, chưa cụ thể, tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau về cùng một vấn đề.

Chính vì thế, đến tận năm 2014, HĐTP Tòa án NDTC mới ban hành Nghị quyết 01/2014 hướng dẫn một số quy định của Luật Trọng tài thương mại.

Nhận lời mời của Ban biên tập chương trình VITV, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW đã có buổi trao đổi về những nội dung xoay quanh trọng tài thương mại tại Việt Nam như sau:

1, So với giải quyết tranh chấp bằng tòa án, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại đem đến rất nhiều tính ưu việt như nhanh chóng, linh hoạt, vì tính bí mật cao, vậy theo ông, tại sao ở nước ta số vụ việc được đưa ra trọng tài vẫn chưa nhiều?

2, Luật trọng tài thương mại cũng đã đưa ra các quy định về sự hỗ trợ của tòa án trong phán quyết trọng tài, ông có phân tích như thế nào về các quy định này?

3, Trọng tài thương mại và tòa án là 2 cơ quan tài phán độc lập, với quy định tòa án có quyền tuyên hủy phán quyết trọng tài theo ông liệu có làm giảm đi quyền năng phán quyết của trọng tài? ( ông có thể phân tích thêm về Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, về các căn cứ hủy phán quyết trọng tài)

4, Theo ông, trong luật trọng tài thương mại còn quy định nào thiếu rõ ràng và hướng khắc phục ra sao?

5, Để phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại phát huy được hết thế mạnh của mình, theo ông cần những giải pháp gì?

 Chương trình dự kiến phát song vào 10h30 thứ 3, ngày 9/12/2014

 Mời quý vị đón xem.