Giấy phép lao động và thẻ tạm trú cho người nước ngoài

0
452

1.Theo quy định của pháp luật Việt Nam, ngoại trừ các trường hợp được miễn, người lao động nước ngoài có nghĩa vụ phải xin giấy phép lao động trước khi làm việc tại Việt Nam.

a. Điều kiện của Người sử dụng lao động:

Theo Điều 170, Bộ luật lao động 2012, khi thuê lao động nước ngoài, người sử dụng lao động phải đáp ứng được các điều kiện tuyển dụng sau đây:

i. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu trong nước chỉ được tuyển lao động là công dân nước ngoài vào làm công việc quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

ii. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu nước ngoài trước khi tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài vào làm việc trên lãnh thổ Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b. Yêu cầu đối với lao động nước ngoài:

Theo Nghị định 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2013 hướng dẫn một số điều của Bộ luật lao động 2012 về việc tuyển dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam, lao động nước ngoài phải đáp ứng được các điều kiện sau:

(i) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

(ii) Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.

(iii) Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.

(iv) Đối với người lao động nước ngoài hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về khám bệnh, chữa bệnh, giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

(v) Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

(vi) Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.

c. Các trường hợp được miễn

Là Thành viên hoặc Chủ sở hữu Công ty TNHH;

Thành viên Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần;

Trưởng văn phòng đại diện dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ của Việt Nam, vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để chào bán dịch vụ, tới Việt Nam dưới ba tháng để giải quyết các vấn đề, giải pháp kỹ thuật và công nghệ phức tạp phát sinh đe dọa tới hoạt động sản xuất mà chuyên gia Việt Nam hoặc chuyên gia nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam không xử lý được,

Luật sư nước ngoài được cấp phép hành nghề tại Việt Nam theo Luật Luật sư, các trường hợp theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên,

Sinh viên đang học tập và làm việc tại Việt Nam, tuy nhiên, Người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày cho cơ quan chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Xin giấy phép tạm trú

Sau khi nhận được Giấy phép lao động từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền, lao động nước ngoài có thể xin giấy phép tạm trú tại Việt Nam. Giấy phép tạm trú có giá trị như thị thực nhập cảnh nhiều lần.

Thời hạn hiệu lực của Giấy phép tạm trú tương đương với thời hạn hiệu lực của Giấy phép lao động, nhưng không quá 02 năm.

3. Dịch vụ pháp lý của SBLAW

SBLAW sẵn sàng cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho Khách hàng xin cấp giấy phép lao động với nội dung phạm vi công việc như sau:

-Chuẩn bị các tài liệu trong hồ sơ:

-Thông báo cho Quý Khách hàng về các tài liệu cần thiết;

-Soạn thảo hồ sơ xin cấp phép theo đúng quy định;

-Trao đổi với Quý Khách hàng trong việc soạn thảo các tài liệu nêu trên;

-Điều chỉnh hồ sơ dựa trên ý kiến của Quý Khách hàng;

-Tiếp thu ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền;

-Hoàn thiện hồ sơ trên cơ sở nhận xét của cơ quan có thẩm quyền;

-Thay mặt Khách hàng nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

-Theo dõi hồ sơ trong quá trình nhận sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền;

-Cập nhật cho Quý Khách hàng về tiến trình cũng như những yêu cầu thêm, nếu có và hỗ trợ Quý Quý Khách hàng trong việc nhận kết quả.

-Thay mặt Khách hàng nhận kết quả và chuyển giao cho Khách hàng

Xem thêm:

CẤP THỊ THỰC TẠI CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CẤP THỊ THỰC CỦA VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Có nhiều cách thức để người nước ngoài được cấp thị thực cũng như nhiều cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực cho người nước ngoài. Trong đó, cấp thị thực có thể thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài, cụ thể tại Điều 17 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoại tại Việt Nam năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định như sau:
1. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao và hộ chiếu, tờ khai đề nghị cấp thị thực có dán ảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này, cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực.
2. Trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, sau khi nhận được thông báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh, người nước ngoài thuộc diện phải có thị thực nộp hộ chiếu, tờ khai đề nghị cấp thị thực và ảnh tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài. Trẻ em dưới 14 tuổi được cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ không phải làm đơn xin cấp thị thực trong trường hợp có chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao, cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc cấp thị thực.
3. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực có giá trị không quá 30 ngày cho người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam khảo sát thị trường, du lịch, thăm người thân, chữa bệnh thuộc các trường hợp sau đây:
a) Người có quan hệ công tác với cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực Việt Nam ở nước ngoài và vợ, chồng, con của họ hoặc người có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền Bộ Ngoại giao nước sở tại;
b) Người có công hàm bảo lãnh của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự các nước đặt tại nước sở tại.
4. Sau khi cấp thị thực đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài phải thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và chịu trách nhiệm về việc cấp thị thực.
Theo đó, Khoản 2 Điều 15 Luật này quy định thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao, cụ thể:
2. Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 của Luật này thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao để chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực, nếu thuộc diện phải có thị thực, đồng thời thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
Và quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 8 về ký hiệu thị thực nêu rõ:
1. NG1 – Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
2. NG2 – Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.