Hành vi sàm sỡ trên máy bay đối với người sử dụng rượu bia

0
641

Hành vi sàm sỡ trên máy bay đc đánh giá là việc không tuân thủ pháp luật về đảm bảo an ninh, an toàn cho chuyến bay ưu tiên, từ khâu kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách bị mất khả năng làm chủ hành. Xin mời ông đưa ra đánh giá cụ thể hơn về nội dung trên dưới góc độ pháp luật?

Trả lời:

Dưới góc độ pháp lý, hành vi này chỉ bị xử phạt hành chính.

Cụ thể, tại Điểm n Khoản 5 Điều 26 Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, đối với hành khách “có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhân viên hàng không, hành khách trên tàu bay mà chưa đến mức độ phải truy cứu trách nhiệm hình sự” sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 7 – 10 triệu đồng.

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã bỏ quy định về tội danh Dâm ô đối với người trên 16 tuổi. Xử lý hình sự các hành vi dâm ô, xâm hại tình dục chỉ áp dụng trong vụ án mà bị hại dưới 16 tuổi.  Đây là một lỗ hổng pháp lý rất lớn về các tội danh liên quan đến dâm ô, quấy rối tình dục vì trong mọi trường hợp, việc đụng chạm cơ thể người khác đều gây ra sự bức xúc, khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý dù nạn nhân ở độ tuổi nào.

 

Hành khách Vũ Anh Cường chỉ bị từ chối vận chuyển mà không bị bất kỳ xử lý nào của cơ quan có thẩm quyền là đã đúng với quy định pháp luật hay chưa? Xin ông đưa ra ý kiến.

Trả lời:

Ngay tại thời điểm xảy ra vụ việc, việc cơ trưởng trong quyền hạn của mình chỉ có thể từ chối vận chuyển hành khách Vũ Anh Cường căn cứ vào việc hành khách này có dấu hiệu rơi vào tình trạng mất khả năng làm chủ hành vi do sử dụng rượu bia. Còn lại việc xác định có hay không những hành vi vi phạm thì cần phải điều tra, làm rõ. Theo đó nếu có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc nếu có đủ yếu tố cầu thành sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Với hành khách đi máy bay hiện nay, luật pháp không quy định kiểm soát nồng độ cồn như người điều khiển phương tiện giao thông nên hãng hàng không, an ninh hàng không không có quyền kiểm tra nồng độ cồn với khách.

Chỉ khi khách bộc lộ hành vi mất kiểm soát, người có thẩm quyền đánh giá mức độ, quyết định từ chối phục vụ nên có trường hợp khách lên máy bay rồi mới buộc xuống do bị từ chối chuyên chở khi thấy khách bộc lộ mất khả năng làm chủ hành vi. Theo ông chúng ta nên bổ sung, thay đổi điều luật như thế nào để quy định được rõ ràng minh bạch hơn khi xảy ra trường hợp tương tự?

Trả lời:

Theo Điều 58 Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT quy định chi tiết chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam chính thức có hiệu lực từ 01/6/2019, khách say rượu bia sẽ không được đi máy bay.

Cụ thể, Thông tư này quy định rõ về việc kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách bị mất khả năng làm chủ hành vi (gồm mất khả năng làm chủ hành vi do bị bệnh tâm thần; Mất khả năng làm chủ hành vi do sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích).

Trường hợp khách bị mất khả năng làm chủ hành vi do sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích sẽ không được chấp nhận chuyên chở. Đối với hành khách bị bệnh tâm thần, việc chuyên chở do đại diện hãng hàng không đánh giá và quyết định.

Khâu này được kiểm soát phát hiện khi khách làm thủ tục check-in chuyến bay cho đến kiểm soát an ninh, ra cửa lên máy bay và lúc đã lên máy bay. Nếu bộ phận nào phát hiện khách có biểu hiện mất khả năng làm chủ hành vi do sử dụng rượu bia thì có thể thông báo để người có thẩm quyền quyết định từ chối chuyên chở.

Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật không quy định kiểm soát nồng độ cồn với hành khách đi máy bay chỉ khi họ biểu hiện ra hành vi thì mới có thể xử lý. Do đó, thiết nghĩ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có những quy định để khắc phục những bất cập trên.