Hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư

0
812

Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Public Private Partnership – sau đây gọi là đầu tư theo phương thức PPP) là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP.

Trong năm 2021, đã có một số các văn bản pháp luật ra đời để điều chỉnh vấn đề này, bao gồm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020, Nghị định 35/2021/NĐ – CP Hướng dẫn Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Nghị định 28/2021/NĐ – CP Quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức công tư,… Với phạm vi bài viết này, chúng tôi giới thiệu đến độc giả Nghị định 35/2021/NĐ – CP mới có hiệu lực từ ngày 29/3/2021.

Nghị định trên đã quy định chi tiết, cụ thể hóa các nội dung trong quá trình thực hiện một dự án PPP, từ giai đoạn chuẩn bị dự án, lựa chọn nhà đầu tư cho đến việc chấm dứt hợp đồng, xử lý tình huống, xử lý vi phạm trong đầu tư theo phương thức này.

Các lĩnh vực đầu tư dự án PPP bao gồm: giao thông vận tải; lưới điện, nhà máy điện; lĩnh vực thủy lợi; cung cấp nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải; y tế; giáo dục – đào tạo; hạ tầng công nghệ thông tin. Quy mô dự án được quy định như sau:

  • Từ 1.500 tỷ đồng trở lên đối với dự án lĩnh vực giao thông vận tải (gồm đường bộ; đường sắt; đường thủy nội địa; hàng hải; hàng không).
    Từ 1.500 tỷ đồng trở lên đối với dự án lĩnh vực lưới điện, nhà máy điện; riêng dự án thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo có tổng mức đầu tư từ 500 tỷ đồng trở lên.
    Từ 200 tỷ đồng trở lên đối với dự án lĩnh vực thủy lợi; cung cấp nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải.
  • Từ 100 tỷ đồng trở lên đối với dự án lĩnh vực y tế (gồm có cơ sở khám chữa bệnh; y tế dự phòng; kiểm nghiệm).
  • Từ 100 tỷ đồng trở lên đối với dự án lĩnh vực giáo dục – đào tạo (gồm cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục – đào tạo và giáo dục nghề nghiệp).
  • Từ 200 tỷ đồng trở lên đối với dự án lĩnh vực hạ tầng công nghệ thông tin (gồm có như hạ tầng thông tin số, hiện đại hóa công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và nhà nước; …).

Với việc quy định cụ thể các giai đoạn thực hiện, yêu cầu thực hiện như hiện nay, hi vọng rằng Nghị định 35/2021/NĐ – CP sẽ trở thành cơ sở pháp lý vững chắc trong quá trình thực hiện dự án PPP của các nhà đầu tư.