Kiểm điểm Thẩm phán nếu ra bản án gây dư luận xấu

0
348

Đây là hình thức xử lý trách nhiệm đối với Thẩm phán tại Quyết định số 120/QĐ-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao ngày 19 tháng 6 năm 2017 quy định về xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân (TAND).

Theo đó, Thẩm phán bị kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị nếu:

  • Ra bản án, quyết định sau khi được công bố trên Cổng thông tin điện tử Tòa án có nhiều sai sót bị phát hiện, gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của TAND;
  • Chậm ra bản án, cấp trích lục, giao hoặc gửi bản án không đúng quy định pháp luật;
  • Xử lý chậm đơn yêu cầu giải quyết vụ, việc dân sự (quá 07 ngày) và đơn khởi kiện (quá 05 ngày) kể từ ngày hết hạn;
  • Ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng quy định pháp luật hoặc ra quyết định tạm đình chỉ xét xử, giải quyết vụ, việc không có căn cứ theo quy định pháp luật.
  • Ra 01 quyết định tạm đình chỉ xét xử, giải quyết vụ, việc không có căn cứ theo quy định của pháp luật.
  • Trong một năm, Thẩm phán ra bản án xử phạt 01 bị cáo hình phạt tù cho hưởng án treo, cảnh cáo, phạt tiền (hình phạt chính), cải tạo không giam giữ không đúng quy định của pháp luật.
  • Trong thời gian giữ nhiệm kỳ, Thẩm phán có tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy do lỗi chủ quan từ trên 1,16% đến dưới 2% so với tổng số vụ, việc đã tham gia giải quyết, xét xử.

Ngoài ra, Thẩm phán có thể bị áp dụng hình thức xử lý trách nhiệm khác như: tạm dừng thực hiện nhiệm vụ; bố trí công việc khác; không xem xét bổ nhiệm lại Thẩm phán.

Quyết định số 120/QĐ-TANDTC có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.

Tải Quyết định số 120/QĐ-TANDTC tại đây: Quyết định số 120.QĐ-TANDTC-sblaw

Video liên quan: