Lợi ích của doanh nghiệp khi tiến hành đăng kí bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài

0
585

Doanh nghiệp sẽ thu được rất nhiều lợi ích khi đăng kí bảo hộ nhãn hiệu tại những quốc gia mà doanh nghiệp tiến hành các hoạt động đầu tư và xuất khẩu như khả năng được pháp luật bảo vệ những quyền, lợi ích đối với nhãn hiệu hay hiệu lực thực thi những quyền, lợi ích hợp pháp của mình để chống lại những tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể nhận được rất nhiều lợi ích khác từ việc đăng ký, điều này hiển nhiên còn tùy thuộc vào đặc điểm riêng của mỗi doanh nghiệp, song nhìn từ góc độ tổng quan có thể đưa ra một số lợi ích sau:

 1. Mở rộng phạm vi bảo hộ

Việc đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia khác nhau cho phép khả năng nhãn hiệu được bảo hộ trên một phạm vi rộng lớn hơn xét về mặt địa lý. Doanh nghiệp Việt Nam không đăng ký bảo hộ kịp thời nhãn hiệu của mình tại nước ngoài thì kế hoạch mở rộng phạm vi hoạt động ra nước ngoài có thể là một dự định mang nhiều rủi ro, bởi vì bất kỳ ai đăng ký trước nhãn hiệu của doanh nghiệp Việt Nam tại một nước nào đó sẽ có quyền ngăn cản doanh nghiệp Việt Nam sử dụng thương hiệu của chính mình tại nước đó.

 2. Duy trì hoạt động kinh doanh ổn định

Nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ sẽ giúp doanh nghiệp yên tâm mở rộng các hoạt động đầu tư và xuất khẩu các sản phẩm, dịch vụ của mình ở nước ngoài. Đồng thời, nhãn hiệu của doanh nghiệp sẽ không bị bất kì bên thứ ba nào chiếm đoạt và hạn chế được các vụ việc khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến nhãn hiệu. Điều này càng được khẳng định hơn bởi vì theo các quy định về nhãn hiệu hiện hành ở một số quốc gia, sau một vài năm sử dụng, thường là 5 năm liên tục kể từ khi được đăng ký nhãn hiệu sẽ không thể sẽ không thể bị hủy bỏ. Với quy định này, doanh nghiệp có thể loại bỏ hầu hết những rắc rối hay những biện pháp tự bảo vệ tốn kém có thể xảy ra đối với nhãn hiệu của mình.

 3. Lợi thế khi cung cấp bằng chứng tại Tòa án

Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể dễ dàng chủ động yêu cầu tòa án ở nước ngoài tiến hành xử lý các hành vi xâm phạm nhãn hiệu của mình, bởi vì Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chính là căn cứ để doanh nghiệp có thể tiến hành kiện tụng tại tòa án ở nước ngoài.

 4. Nhận được phí bản quyền

Với việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu uy tín của doanh nghiệp tại nước ngoài, doanh nghiệp có thể thu được tiền bản quyền đối với nhãn hiệu của mình thông qua hình thức li-xăng hoặc chuyển nhượng nhãn hiệu của mình cho một đối tác thứ ba tại nước ngoài. Chẳng hạn, Công ty Giày thêu may An Phước đã phải thanh toán phí li-xăng cho chủ sở hữu nhãn hiệu “PIERRE CARDIN” khi gắn nhãn hiệu này vào các sản phẩm quần áo của mình.

 5. Nhận được tiền bồi thường thiệt hại

Thực tiễn tại Việt Nam và trên thế giới cho thấy, doanh nghiệp có thể yêu cầu bên xâm phạm phải bồi thường cả chi phí luật sư do chủ sở hữu nhãn hiệu thuê.

 6. Được sử dụng biểu tượng ®

Chỉ những nhãn hiệu đã được đăng kí bảo hộ mới được sử dụng biểu tượng ®. Biểu tượng này có mục đích khuyến cáo rằng nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền. Như vậy, bên xâm phạm sẽ không có lý do để biện hộ để biện hộ cho hành vi xâm phạm của mình là vô ý để tránh việc bồi thường thiệt hại. Sử dụng biểu tượng ® cũng có mục đích tuyên bố cho thế giới biết rằng doanh nghiệp đang duy trì và bảo vệ các tài sản trí tuệ của mình.

7. Nhận được sự giúp đỡ của Hải quan

Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể nhận được những sự giúp đỡ hữu ích của Hải quan tại ác quộc gia mà mình đã đăng kí bảo hộ để chống lại các nhà nhập khẩu hàng giả và hàng xâm phạm nãh hiệu vào quốc gia đó. Tuy nhiên, để nhận được sự giúp đỡ này, chủ sở hữu nhãn hiệu phải đăng kí việc theo dõi và xử lý hàng giả và hàng xâm phạm với Hải quan tại những quốc gia mà hàng hóa của mình được xuất khẩu và tiêu thụ.

 8. Ngăn cản người khác đăng ký và sử dụng nhãn hiệu

Một trong những lý do quan trọng nhất để doanh nghiệp đăng ký bao hộ nhãn hiệu là tuyên bố cho thế giới biết rằng mình là chủ sở hữu đích thực của nhãn hiệu. Cơ quan quản lý nhãn hiệu tại quốc gia doanh nghiệ đăng ký nhãn hiệu sẽ từ chối cấp văn bằng bảo hộ cho bất kỳ nhãn hiệu nào bị coi là trùng lặp hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ của doanh nghiệp. Đồng thời với việc từ chối này, bất kỳ bên thứ ba nào cũng không được sử dụng nhãn hiệu của doanh nghiệp mà không được sự đồng ý của doanh nghiệp, nếu cố tình sử dụng sẽ bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp.