Lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

0
585

Thông tư 04/2016/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành vào ngày 15 tháng 04 năm 2016, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 06 năm 2016 về việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước, áp dụng cho các đơn vụ thuộc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2016. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, các văn bản sau hết hiệu lực thi hành: Quyết định số 1022/2004/QĐ-NHNN ngày 17/8/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước; Quyết định số 42/2006/QĐ-NHNN ngày 28/8/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 1022/2004/QĐ-NHNN ngày 17/8/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Giấy tờ có giá bao gồm Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước; Trái phiếu Chính phủ; Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn; Các loại giấy tờ có giá khác. Để có thể được lưu ký, sử dụng; các loại giấy tờ có giá trên phải đáp ứng đủ những điều kiện nhất định về hình thức, nội dung, yêu cầu về chủ sở hữu. Việc chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá phải tuận thủ theo nguyên tắc nhất định tùy thuộc vào nơi giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước hay Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD).
Để tìm hiểu chi tiết Thông tư số 04/2016/TT-NHNN, Quý khách có thể truy cập theo đường link sau. 04_2016_TT-NHNN

Mời quý vị xem thêm tư vấn của luật sư SBLaw về cách xử lý khi rút phải tiền giả ở ngân hàng: