Nhãn hiệu theo quy định của pháp luật

0
423
Theo Philip Kotler, “cha đẻ” của marketing hiện đại thì “Nhãn hiệu sản phẩm là tên, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng, có công dụng dùng để xác nhận hàng hóa hay dịch vụ của một người bán hay một nhóm người bán và phân biệt chúng với các hàng hóa, dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh”

 Theo điều 4 của luật sở hữu trí tuệ của Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam “nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau” ( số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005)

Khái niệm trên đã nêu được đặc điểm của nhãn hiệu, thứ nhất nhãn hiệu là một dấu hiệu phải nhìn thấy được và được thể hiện dưới một dạng nhất định như: chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố đó. Thứ hai được thể hiện bằng màu sắc nhất định có thể là một hay nhiều màu sắc. Thứ ba phải đạt được yêu cầu là có khả năng phân biệt được với hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu khác.

Bên cạnh đó Riêng TRIPs đã có quy định về khái niệm nhãn hiệu. Điều 15 Hiệp định TRIPs quy định như sau: “Bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác đều có thể làm nhãn hiệu. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình học và tổ hợp các mầu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó phải có khả năng được đăng ký làm nhãn hiệu”

 Nhìn chung các khái niệm trên có điểm chung trong đặc điểm của nhãn hiệu đó là những dấu hiệu để nhận biết một nhãn hiệu. Tuy nhiên Hiệp định TRIPs quy định mang tính bao quát, tổng thể và mềm dẻo trong pháp luật quốc tế. Còn ở Việt Nam theo luật sở hữu trí tuệ nêu trên đã đưa ra các dấu hiệu chung và đó là cơ sở xác định nhãn hiệu đó có được đăng ký hay không.

 Như vậy nhãn hiệu theo tác giả hiểu, nhãn hiệu là một dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu này với hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu khác, nhãn hiệu có thể được thể hiện dưới những dạng khác nhau như: dạng chữ, dạng số, dạng chữ kết hợp với hình vv..hoặc sự kết hợp giữa các yếu tó đó, được thể hiện bằng màu sắc nhất định hay sự kết hợp của nhiều màu sắc khác nhau và chúng phải có khả năng phân biệt được với các hàng hóa, dịch vụ của một chủ sở hữu không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của chủ sở hữu khác.

 Phân loại nhãn hiệu

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để phân loại nhãn hiệu, phân loại theo nhóm thì có nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ.

+ Nhãn hiệu hàng hóa : là nhãn hiệu gắn lên sản phẩm, bao bì sản phẩm để giúp người tiêu dùng phân biệt sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau.

Ví dụ nhãn hiệu hàng hóa sau:

– Nhãn hiệu Nokia của phần Lan về hàng hóa điện tử

–  Sam sung của Hàn Quốc về hàng điện tử

–  Honda của Nhật Bản về hàng hóa ôtô  vv…

+ Nhãn hiệu dịch vụ: Là nhãn hiệu gắn lên phương tiện dịch vụ, biển hiệu giúp người sử dụng phân biệt dịch vụ cùng loại của những cơ sở kinh doanh dịch vụ khác nhau.

Ví dụ như các nhãn hiệu dịch vụ sau:

– Techcombank là dịch vụ tài chính, ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam.

– IBM của Mỹ về dịch vụ kinh doanh

– VISA của Mỹ về dịch vụ tài chính

–  Vv…..

Cách phân loại thứ hai phân loại nhãn hiệu thành các loại nhãn hiệu sau.

+ Nhãn hiệu tập thể: Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó (Điều 4 – Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam)

Ví dụ như : Nhãn lồng Hưng Yên, bưởi năm roi Bình Minh, nhãn hiệu tập thể “chè Thái Nguyên” vv..

+ Nhãn hiệu liên kết : Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau (Điều 4 – Luật Sở hữu trí tuệViệt Nam)

Ví dụ như: các nhãn hiệu LIKET, MILIKET, KET, MIKET, MILKET, MILIMEX, BILIKET là nhãn hiệu liên kết MILIKET thuộc xí nghiệp lương thực, thực phẩm “MILIKET” hay nhãn hiệu liên kết Toyota Corolla, Camry, Vios, Toyota Celica, Toyota Avalon vv..là nhãn hiệu liên kết của tập đoàn sản xuất ô tô Nhật Bản Toyota.

+ Nhãn hiệu nổi tiếng : Là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam (Điều 4 – Luật Sở hữu trí tuệViệt Nam)

Ví dụ nhãn hiệu nổi tiếng như CoCa-CoLa, HonDa, nhãn hiệu G7 cho cà phê G7. Nhãn hiệu VP Bank được trao nhãn hiệu nổi tiếng quốc gia vv..

+ Nhãn hiệu chứng nhận: Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. (Điều 4 – Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam)

Ví dụ : Hàng Việt Nam chất lượng cao là nhãn hiệu chứng nhận