Những điểm mới của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở

0
514

Thưa ông(bà), như vậy với sự đồng thuận cao, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT tại cơ sở, ông (bà) có thể  cho biết  ý nghĩa và những điểm mới sau khi Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT tại cơ sở được thông qua?

Trả lời:

Việc Quốc hội chính thức thông qua Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về ANTT. Bên cạnh đó tạo cơ sở pháp lý vững chắc, kiện toàn, tinh gọn đầu mối, xây dựng, củng cố, duy trì lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở đáp ứng yêu cầu của công tác bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới. Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở có sự thay đổi cơ bản về tính chất, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, tiêu chuẩn, tổ chức, phương thức thành lập, quan hệ phối hợp của lực lượng này, cơ chế quản lý, phân công, hướng dẫn lực lượng này hoạt động. Nổi bật là việc xác định đây là lực lượng do chính quyền địa phương thành lập trên cơ sở tự nguyện của người dân để hỗ trợ Công an cấp xã giúp UBND cùng cấp trong bảo vệ ANTT, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT tại cơ sở được thông qua
Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT tại cơ sở được thông qua

BTV: Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở được xây dựng, đã kiện toàn 3 lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở sẵn có thành 1 lực lượng thống nhất. Theo ý kiến của ông (bà), việc sắp xếp lại như thế này cần thiết và sẽ phát huy hiệu quả như thế nào trong công tác đảm bảo ANTT ở cơ sở?

Trả lời:

Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở vừa được thông qua đã thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở sau khi kiện toàn ba lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở có sẵn là Công an xã bán chuyên trách; đội trưởng, đội phó dân phòng và bảo vệ dân phố. Hoạt động của 3 lực lượng này trước đây được quy định tại các văn bản khác nhau. Việc kiện toàn 3 lực lượng này thành 1 lực lượng thống nhất trong Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở sẽ thống nhất quy định của pháp luật, hoàn toàn phù hợp, cần cần thiết với yêu cầu thực tiễn.

BTV: Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, nhiệm vụ đảm bảo ANTT ngày càng nặng nề, không chỉ là những thách thức truyền thống, những vấn đề an ninh phi truyền thống đang đặt ra yêu cầu như thế nào đối với công tác đảm bảo ANTT ở cơ sở, thưa khách mời?

Trả lời:

Những vấn đề an ninh phi truyền thống có số lượng nhiều hơn và hậu quả nguy hiểm đáng sợ không thua kém thách thức an ninh truyền thống. Những năm gần đây các vấn đề an ninh phi truyền thống nổi lên ngày càng gay gắt, nhất là an ninh mạng, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, đại dịch Covid-19 đã đặt ra những khó khăn, thách thức, đe dọa nghiêm trọng. Điều đó đang đặt ra những yêu cầu cao đối với công tác đảm bảo ANTT ở cơ sở bao gồm việc phát triển chính sách an ninh linh hoạt, đào tạo nhân sự về mặt kỹ thuật và áp dụng các biện pháp phòng ngừa tiên tiến để ngăn chặn các mối đe dọa ngày càng phức tạp từ các lĩnh vực.

Đặc biệt cần chú trọng ngăn ngừa nguy cơ gây đột biến từ an ninh phi truyền thống. Yêu cầu trước tiên phải không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Lực lượng làm an ninh tại cơ sở là những chủ thể gần gũi với cuộc sống nhân dân nhất cần nắm rõ nhu cầu đời sống, vật chất của nhân dân, là cầu nối giữa cơ quan cấp trên với người dân.

BTV: Thưa khách mời, qua các ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học cộng  với thực tế thì có thể thấy rằng Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là thật sự cần thiết, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn khách quan. Tuy nhiên, còn nhiều ý kiến băn khoăn lo ngại về vấn đề Lực lượng này sau khi thống nhất sẽ làm tăng biên chế, tăng chi ngân sách mặc dù cơ quan soạn thảo đã tiếp thu, giải trình và làm rõ bằng những con số, tính toán cụ thể. Cá nhân ông (bà) có những ý kiến đánh giá khách quan như thế nào về những băn khoăn này?

Trả lời:

Trước khi thông qua Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT, Chính phủ đã chi đạo tính toán đầy đủ, cụ thể về nhân lực, vật lực, tài lực. Đồng thời đánh giá kỹ lưỡng tác động về biên chế, kinh phí và khả năng đảm bảo để báo cáo UBTVQH, Quốc hội. Việc hình thành tổ bảo vệ an ninh trật tự và dự tính kinh phí thì sẽ không tăng về số lượng người tham gia và không tăng về tổng kinh phí bảo đảm so với thực tiễn hiện nay.

Thiết nghĩ, việc vẫn có ý kiến băn khoăn lo ngại vấn đề tăng biên chế, tăng chi ngân sách như vậy vậy là hoàn toàn có cơ sở nhưng chúng ta nên tin tưởng vào sự xem xét của cơ quan soạn thảo cũng như nhận thấy việc đầu tư ngân sách là tương xứng với hiệu quả, và bỏ ra một khoản nhưng đổi lại được hiệu quả đảm bảo an ninh chính trị xã hội.

Những nội dung chính sách mới được xây dựng trong dự thảo Luật
Những nội dung chính sách mới được xây dựng trong dự thảo Luật

BTV: Ông (bà) đánh giá như thế nào, về những nội dung, chính sách mới được xây dựng trong dự thảo Luật, không chỉ quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, vị trí…mà còn quy định về cơ chế, chính sách đảm bảo cho lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả trong thực tiễn?

Trả lời:

Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở không chỉ phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, vị trí mà còn có những quy định cụ thể về cơ chế, chế độ chính sách đãi ngộ tương xứng tạo những điều kiện tốt nhất để có thể phát huy vai trò và gắn bó lâu dài hơn với công tác giữ gìn ANTT. Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở được hưởng mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng, được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế; được bố trí địa điểm, nơi làm việc, bồi dưỡng, huấn luyện, trang bị công cụ hỗ trợ, trang phục, huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận; giải quyết các trường hợp khi thực hiện nhiệm vụ bị ốm đau, bị tai nạn, chết, bị thương, hy sinh.

Việc quy định cơ chế chính sách bảo đảm cho lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là quan trọng để đảm bảo họ có điều kiện làm việc ổn định, an toàn và được đối xử công bằng. Điều này giúp duy trì hiệu suất và lòng trung thành của họ trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự.

BTV: Ông (bà) đánh giá như thế nào về việc tiếp thu, chỉnh lý, sửa đổi các nội dung và lắng nghe ý kiến cử tri của Cơ quan soạn thảo. Qua đó tiếp tục hoàn thiện và xây dựng dự thảo Luật phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn để Luật thực sự đi vào cuộc sống?

Trả lời:

Tôi đánh giá cao việc tiếp thu, chỉnh lý, sửa đổi các nội dung và lắng nghe ý kiến cử tri của Cơ quan soạn thảo. Xuyên suốt quá trình soạn thảo có thể thấy Cơ quan soạn thảo đã thể hiện rõ vai trò của mình. Cơ quan soạn thảo đã lắng nghe ý kiến cử tri cân nhắc tính đúng đắn của các ý kiến đưa vào dự thảo phải đảm bảo sự hiệu quả, đáp ứng mục tiêu bảo vệ an ninh và trật tự mà không làm ảnh hưởng đến quyền lợi và tự do của công dân. Cơ quan soạn thảo xây dựng, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật trên cơ sở tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu Quốc hội; ý kiến tham gia của các cơ quan của Đảng, Quốc hội, bộ, ngành, UBND; cơ quan, tổ chức có liên quan, kết hợp với kết quả của nhiều cuộc hội thảo khoa học, tọa đàm ở nhiều cấp với sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng chịu sự tác động. Hoàn thiện xây dựng dự thảo Luật phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn để Luật thực sự đi vào cuộc sống.

 

Tham khảo >> Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở