Những hạn chế của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam về quyền tác giả

0
375

Về thuật ngữ “tác giả” và “đồng tác giả”

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 ( sửa đổi và bổ sung năm 2009) không định nghĩa thế nào là “tác giả” và “đồng tác giả”. Như vậy, căn cứ pháp lý xác định tác giả của một tác phẩm là không có, sẽ có nhiều cách hiểu trái chiều nay dẫn đến việc khó giải quyết khi xảy ra tranh chấp về quyền tác giả.

Việc không định nghĩa thuật ngữ “đồng tác giả” cũng vậy, việc mặc nhiên quan niệm trong trường hợp có hai tác giả trở lên cùng sáng tạo nên một tác phẩm thì họ là đồng tác giả của tác phẩm đó.Quan niệm này quá đơn giản mà không giải quyết được vấn đề quyền nhân thân của các tác giả. Trong thực tế đã có nhiều trường hợp xảy ra liên quan tới vấn đề này. Ví dụ như việc phát hành CD “Chat với Mozart” do ca sĩ Mỹ Linh trình bày. CD này gồm những ca khúc của các nhạc sĩ cổ điển thế giới do nhạc sĩ Dương Thụ viết lời. Danh sách các bài hát trong CD này bao gồm: Ave- Nhạc Bach, Gounod, Gió và lá cây- Nhạc Elgar, Ngày xa anh- Nhạc Tchaikovsky, Mùa đông-Nhạc Vivaldi,

 Những ngày mộng mơ- Nhạc Schumann…các nhạc sĩ nước ngoài kể trên đều là công dân của các quốc gia thành viên Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, họ đều chết cách đây trên 50 năm, có nghĩa là quyền tài sản đối với các tác phẩm âm nhạc nói trên đều đã hết thời  hạn bảo hộ, nhưng quyền nhân thân của họ thì vẫn gắn với tác phẩm. Các nhạc sĩ cổ điển nước ngoài chỉ sáng tạo phần nhạc, còn nhạc sĩ Dương Thụ viết phần lời bằng tiếng Việt. Nếu như quan niệm “đồng tác giả” như ở trên thì phải coi những bài hát kể trên mà do các nhạc sĩ cổ điển nước ngoài viết nhạc, nhạc sĩ Dương Thụ viết lời bằng tiếng Việt có đồng tác giả vì đã có hai tác giả sáng tạo nên một tác phẩm. Như vậy khó có thể xác định quyền nhân thân của mỗi tác giả bởi vì mỗi đồng tác giả có các quyền nhân thân đối với phần riêng biệt của mình thì họ còn có quyền nhân thân chung đối với toàn bộ tác phẩm đồng tác giả.

Tại điều 8 Nghị định 100/2006/NĐ-CP đã quy định: “Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học”.

Hướng giải quyết: có thể tham khảo quy định về tác phẩm đồng tác giả trong luật quyền tác giả của Mỹ: “Tác phẩm đồng tác giả là tác phẩm được sáng tạo bởi hai hay nhiều tác giả với chủ ý là sự đóng góp của họ hoặc kết hợp thành các phần không thể tách rời và phụ thuộc lẫn nhau trong tổng thể hoàn chỉnh”

 Quyền nhân thân

            Quyền nhân thân bao gồm quyền nhân thân có thể chuyển giao và không thể chuyển giao mà theo quy định tại các khoản  1,

2, 4 Điều 19 của Luật là:

  • Đặt tên cho tác phẩm
  • Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố sử dụng.
  • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình  thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả .

Quyền nhân thân không thể chuyển giao được bảo hộ vô thời hạn và tồn tại vĩnh viễn cùng với tác phẩm. Trong các quyền nhân thân không thể chuyển giao thì khoản 4 “bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm,không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả” được coi là quan trọng nhất và trong thực tế cũng hay bị xâm phạm nhất.

Cụm từ gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả được hiểu là nếu một người thực hiện hành vi sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm của người khác nhưng lại chứng minh được là hành vi đó không gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Việc xác định hành vi của một ai đó khi thay đổi tác phẩm có phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả hay không rất khó xác định,chỉ có tác giả của tác phẩm đó mới có thể khẳng định mình có  bị xâm hại về danh dự và uy tín hay không.

 Nếu trong trường hợp tác giả của tác phẩm đã qua đời mà có người khác thây đổi tác phẩm thì không ai có thể trả lời câu hỏi danh dự và uy tín của tác giả có bị xâm hại hay không. Quay lại ví dụ trên thì đây là lí do khiến cho cục bản quyền tác giả văn học-nghệ thuật tuyên bố nhạc sĩ Dương Thụ không thực hiện hành vi xâm phạm quyền nhân thân của các nhạc sỹ cổ điển nước ngoài.

Hướng giải quyết: nên quy định lại điều khoản này, quy định rõ ràng hơn thế nào là phương hại tới uy tín và danh dự của người khác.

 Quyền tác giả đối với chương trình máy tính

Thời hạn bảo hộ phần mềm máy tính theo pháp luật về quyền tác giả là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời là quá dài  so với vòng đời của một phần mềm máy tính việc bảo hộ với thời gian quá dài sẽ ngăn cản những người khác cải tiến những phần mềm máy tính đã có vì nếu làm như vậy sẽ xâm phạm quyền nhân thân của tác giả.

Phần mềm máy tính thường được xây dựng bởi cả đội ngũ tác giả. Như vậy nếu quyền tài sản của các tác giả này được chuyển giao cho một chủ sở hữu duy nhất thì quyền nhân thân vẫn thuộc về tất cả các tác giả tham gia viết phần mềm máy tính. Điều này sẽ dẫn đến nhiều khó khăn cho các nahf xuất bản nhà nghiên cứu người sử dụng phần mềm máy tính khi cần sự cho phép của tác giả để giải mã,sửa đổi phần mềm máy tính…hoặc tiến hành một số hoạt động khác lien quan tới quyền nhân thân của tác giả.

Việc bảo hộ phần mềm máy tính theo pháp luật về quyền tác giả, chủ sở hữu phần mềm máy tính có thể bị thiệt hại về lợi ích kinh tế do bảo hộ phần mềm máy tính theo pháp luật về quyền tác giả sẽ không ngăn cản được những người khác tiến hành phân tích ngược đối với phần mềm máy tính, dẫn đến những tranh chấp khó xử lý.

Hướng giải quyết bảo hộ phần mềm máy tính như một sáng chế bổ sung cho những kẽ hở của pháp luật về quyền tác giả trong việc bảo hộ phần mềm máy tính. Thời hạn bảo hộ không quá dài sẽ giúp cho xã hội được tiếp cận nhiều hơn và óc cơ hội cải tiến nhiều hơn phần mềm máy tính.Bảo hộ phần mềm máy tính như một sáng chế sẽ giúp cho chủ sở hữu có thể áp dụng những biện pháp kiểm soát việc sử dụng phần mềm máy tính của mình một cách chặt chẽ hơn tránh được nhiều thất thoát về kinh tế.

Cần hoàn thiện vấn đề này theo hướng có quy định riêng về bảo hộ phần mềm máy tính đặc biệt là về quyền nhân thân, thời hạn bảo hộ quyền tài sản….

 Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

Khoản 1 điều 23 của luật định nghĩa: “tác phẩm văn học,nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng thể hiện tương xứng đặc điểm văn hóa và xã hội của họ,các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác”. Sau đó khoản 2 điều 23 lại quy định: “tổ chức,cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ loại hình tác phẩm đó và đảm bảo giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.

Như vậy với quy định tại khoản 2 điều 23 tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được bảo hộ như tác phẩm thuộc về công chúng có nghĩa là luật chỉ bảo hộ quyền nhân thân chứ không bảo hộ quyền tài sản của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.

Để sửa chữa những lỗi vừa nêu trên, Khoản 2, 3 Điều 20 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết: “Sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ về việc nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian và “Người sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều này phải thỏa thuận về việc trả thù lao cho người lưu giữ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian và được hưởng quyền tác giả đối với phần nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu của mình”.

Như vậy, thuật ngữ “Sử dụng” trong khoản 2 điều 20 Nghị định 100/2006/NĐ-CP Quy định về việc nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu giá trị đích thực tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Đây là hành vi không vì mục đích thương mại nếu hành vi này phải trả thù lao thì lại trái với quy định tại điều 25 của luật. Hơn nữa không thể biết chính xác ai là người lưu giữ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Trong luật cũng chưa có quy định về quyền lợi và trách nhiện của tác giả làm tác phẩm phái sinh từ tác phẩm gốc là tác phẩm văn học,nghệ thuật dân gian với người lưu giữ tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian.

Trong lĩnh vực âm nhạc đã có rất nhiều nhạc sĩ sáng tác các tác phẩm của mình dựa trên các làn điệu về ca dao dân ca. Ví dụ như bài hát “ Cái bống” của nhạc sĩ Phan Trần Bảng dựa theo lời ca dao cổ. Đó chỉ là một trong số rất nhiều bài hát được sáng tác dựa trên tác phẩm nghệ thuật dân gian nhưng trong trường hợp này không thể xác định ai là người lưu giữ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Gỉa sử bài hát không trở nên phổ biến thì việc xác định được người lưu giữ tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian thì đây là hành vi không vì mục đích thương mại do vậy không phải trả tiền thù lao. Nhưng tại điều 25 của luật thì lại quy định ngược lại.

Hướng giải quyết: định nghĩa lại thuật ngữ sử dụng theo nghĩa là hành vi thực hiện quyền tài sản đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.