Nhằm bổ sung kịp thời các quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, đảm bảo phù hợp với các luật mới ra như: Luật Đầu thầu 2013, Luật Đầu tư 2014, Luật Đầu tư công 2014, Luật Doanh nghiệp 2014, Nghị định 50/2016/NĐ-CP được Chính phủ ban hành vào ngày 01 tháng 06 năm 2016, thay thế nghị định số 155/2013/NĐ-CP, có hiệu lực vào ngày 15 tháng 07 cùng năm quy định chi tiết về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt.
Nghị định gồm 04 chương, 60 điều (tăng 8 điều so với Nghị định 155/2013/NĐ-CP), áp dụng cho tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Các hành vi vi phạm hành chính khác liên quan đến lĩnh vực kế hoạch và đầu tư chưa được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, trừ một số ngoại lệ. Cùng một hành vi vi phạm, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. Tuy mức phạt ứng với một số hành vi có thay đổi, nhưng mức phạt cao nhất đối với tổ chức vẫn giữ mức 80 triệu đồng.
So với Nghị định 155/2013/NĐ-CP, Nghị định 50 có một số điểm mới trong các lĩnh vực như: Quản lý và sử dụng vốn đầu tư công (Điều 6,7,8), Đầu tư (Điều 17), Lĩnh vực quản lý đấu thầu (Điều 21), Đăng ký kinh doanh (Điều 27, 31, 38, 39, 40), đặc biệt, về thẩm quyền xử phạt đã được mở rộng cho cả cơ quan Thuế (Điều 53) và cơ quan Quản lý thị trường (Điều 54), đồng thời phân định rõ thẩm quyền xử phạt của thanh tra kế hoạch và đầu tư, thuế và quản lý thị trường theo từng hành vi cụ thể (Điều 55).
Để tìm hiểu chi tiết Nghị định số 50/2016/NĐ-CP, Quý khách có thể truy cập theo đường link sau. NĐ 50.2016.NĐ.CP
Mời quý vị xem thêm nội dung tư vấn của Luật sư SBlaw về vấn đề đầu tư biệt thự nghỉ dưỡng tại Việt Nam: