Quy định pháp lý về thế chấp nhà cổ Việt Nam

0
517

Câu hỏi:

Tôi có dự án khu bảo tàng nhà cổ Việt Nam bằng gỗ lim và nhiều loại gỗ quý khác.

Hiện nay tôi đang thế chấp tại ngân hàng 16 căn nhà ngân hàng.Xin hỏi luật sư; Ngân hàng nhận thế chấp cổ vật có đúng quy định nhà nước không.

Xin cảm ơn và mong được hồi âm.

Trả lời:

Trên cơ sở các thông tin anh cung cấp, SB law xin gửi lại nội dung trả lời dưới đây để anh tham khảo về tình huống của mình.

Trân trọng cảm ơn anh đã quan tâm tới dịch vụ của SB law.

Tại Khoản 1 Điều 14 Luật di sản văn hóa năm 2001 quy định: “ tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu hợp pháp di sản văn hoá”. Căn cứ theo quy định này nếu “Dự án khu bảo tàng nhà cổ Việt Nam” được công nhận là di sản văn hóa thì Anh có quyền là chủ sở hữu hợp pháp của ngôi nhà cổ này.

Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 43 Luật di sản văn hóa năm 2001 quy định: “1. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu toàn dân, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội phải được quản lý trong các bảo tàng và không được mua bán, tặng cho; di vật, cổ vật thuộc các hình thức sở hữu khác được mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; bảo vật quốc gia thuộc các hình thức sở hữu khác chỉ được mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước theo quy định của pháp luật.”

Kết hợp các quy định  nêu trên cho thấy:  quyền sở hữu hợp pháp di sản văn hóa của cá nhân được coi là hình thức sở hữu khác.

Do vậy, trường hợp Anh đúng là chủ sở hữu hợp pháp của ngôi nhà cổ thì Anh có quyền thế chấp nó với các ngân hàng trong nước. Và việc ngân hàng nhận thế chấp tài sản đó là không vi phạm quy định của pháp luật.