Quy định về lập cơ sở bản lẻ thứ hai.

0
373

Doanh nghiệp hỏi: Chúng tôi cần lập cơ sở bán lẻ thứ 2 cho công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, mong SBLAW tư vấn và báo giá cụ thể?

Luật sư trả lời: Về vấn đề doanh nghiệp hỏi, chúng tôi trả lời như sau:

Về việc thành lập Cơ sở bán lẻ của Công ty có vốn đầu tư nước ngoài, Thông tư 08/2013/TT-BCT hướng dẫn về Hoạt Động Mua Bán Hàng Hóa Và Các Hoạt Động Liên Quan Trực Tiếp Đến Mua Bán Hàng Hóa Của Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài Tại Việt Nam, có quy định như sau:

Điều 7. Lập cơ sở bán lẻ

1. Việc lập cơ sở bán lẻ, bao gồm cả cơ sở bán lẻ thứ nhất, phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động bán lẻ và phù hợp với quy hoạch có liên quan của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi dự kiến lập cơ sở bán lẻ.

2. Việc lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất được xem xét từng trường hợp cụ thể căn cứ vào việc kiểm tra nhu cầu kinh tế của địa bàn nơi đặt cơ sở bán lẻ theo các tiêu chí: số lượng các cơ sở bán lẻ, sự ổn định của thị trường, mật độ dân cư và quy mô của địa bàn cấp quận, huyện nơi dự kiến đặt cơ sở bán lẻ.

3. Trường hợp lập cơ sở bán lẻ có diện tích dưới 500 m2 tại khu vực đã được tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy hoạch cho hoạt động mua bán hàng hoá và đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng không phải thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này về kiểm tra nhu cầu kinh tế. Quy định này không áp dụng trong trường hợp có thay đổi quy hoạch và điều kiện này không còn tồn tại.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thành lập Hội đồng Kiểm tra nhu cầu kinh tế để xem xét sự phù hợp của việc lập một cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất theo các tiêu chí quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.

5. Thành phần Hội đồng Kiểm tra nhu cầu kinh tế bao gồm đại diện: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Sở Kế hoạch và Đầu tư (hoặc Ban Quản lý Khu Kinh tế nơi đặt cơ sở bán lẻ); Sở Công Thương và các cơ quan ban ngành có liên quan (do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định).

Trường hợp địa điểm lập cơ sở bán lẻ thuộc khu vực địa lý cấp phường, xã, thị trấn tiếp giáp với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì Hội đồng Kiểm tra nhu cầu kinh tế phải bao gồm đại diện của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp giáp.

6. Kết quả làm việc của Hội đồng Kiểm tra nhu cầu kinh tế phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông qua bằng văn bản. Văn bản này là một thành phần trong hồ sơ lập cơ sở bán lẻ gửi đến Bộ Công Thương lấy ý kiến chấp thuận.

7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư có nội dung thành lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này nhưng chưa được cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP, phải làm thủ tục cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.

Như vậy, việc thành lập cơ sở bán lẻ thứ 2 cần thỏa mãn các điều kiện trên. Trong đó, nếu cơ sở có diện tích dưới 500 m2 và thuộc khu vực được quy hoạch cho việc mua bán hàng hóa thì sẽ thuận lợi hơn trong việc xin cấp Giấy phép.

Theo luật, thời gian quy định cho việc cấp Giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất sẽ kéo dài trong khoảng 48 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ hợp lệ.

Tuy nhiên trên thực tế, thời gian thẩm định xem xét thường kéo dài hơn, phụ thuộc vào việc có đáp ứng các điều kiện cần thiết, và các yếu tố có thể phát sinh khác từ phía cơ quan cấp phép trung ương và địa phương.

Để có cơ sở báo phí dịch vụ, doanh nghiệp cần cung cấp thêm cho SBLAW các thông tin sơ bộ như sau:

1) Vị trí địa điểm của cơ sở bán lẻ thứ hai mà công ty dự định mở đặt ở đâu;

2) Quy mô, diện tích của cơ sở.