Quy định về niêm yết chứng khoán

0
658

Niêm yết chứng khoán là hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán nhằm xác định, kiểm tra và chấp thuận chứng khoán của một tổ chức phát hành đủ điều kiện đưa vào giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán. Niêm yết chứng khoán có đặc điểm và mục đích cơ bản sau:

Về đặc điểm:

·        Là hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán, chỉ có sở mới có thẩm quyền thực hiện công việc này.

·        Chứng khoán được niêm yết là chứng khoán  của một tổ chức phát hành mà phải đáp ứng đủ những điều kiện do sở quy định.

Về mục đích :

·        Nhằm thiết lập quan hệ hợp đồng giữa Sở giao dịch chứng khoán với tổ chức phát hành có chứng khoán niêm yết, từ đó xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức phát hành trong việc công bố thông tin, đảm bảo tính trung thực, công khai  và công bằng

·        Hỗ trợ thị trường hoạt động ổn định, xác định lòng tin của công chúng đối với thị trường chứng khoán bằng cách lựa chọn các chứng khoán có chất lượng cao để giao dịch.

·        Cung cấp cho các nhà đầu tư những thông tin về tổ chức phát hành

·        Giúp cho việc xác định giá chứng khoán được công bằng trên thị trường đấu giá thông qua niêm yết công khai.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN RA CÔNG CHÚNG
Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc cam kết với tổ chức phát hành nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết hoặc cố gắng tối đa để phân phối số chứng khoán cần phát hành của tổ chức phát hành. Vậy điều kiện của việc thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng là gì?
Theo quy định tại Điều 17 Luật chứng khoán năm 2019, các điều kiện thực hiện bao gồm:
1. Tổ chức thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng là công ty chứng khoán, tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán theo quy định của Luật này;
b) Đáp ứng các chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định của pháp luật;
c) Không phải là người có liên quan với tổ chức phát hành.
2. Tổ chức thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng thực hiện bảo lãnh theo phương thức nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành chỉ được phép bảo lãnh phát hành tổng giá trị chứng khoán không được lớn hơn vốn chủ sở hữu và không quá 15 lần hiệu số giữa giá trị tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn tính theo báo cáo tài chính quý gần nhất.
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Mục đích của báo cáo tài chính để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị kế toán. Vậy báo cáo tài chính quy định tại pháp luật chứng khoán liên quan đến chào bán chứng khoán được quy định như thế nào, cần lưu ý những điểm gì?
Nội dung trên được quy định tại Điều 20 Luật chứng khoán năm 2019 như sau:
1. Báo cáo tài chính được lập theo quy định của pháp luật về kế toán.
2. Trường hợp tổ chức phát hành là công ty mẹ thì tổ chức phát hành phải nộp báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật về kế toán.
3. Báo cáo tài chính năm phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán. Ý kiến kiểm toán đối với các báo cáo tài chính là ý kiến chấp nhận toàn phần; trường hợp ý kiến kiểm toán là ý kiến ngoại trừ thì khoản ngoại trừ không ảnh hưởng đến điều kiện chào bán; tổ chức phát hành phải có tài liệu giải thích hợp lý và có xác nhận của tổ chức kiểm toán về ảnh hưởng của việc ngoại trừ.
4. Trường hợp hồ sơ được nộp trong thời gian 60 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, báo cáo tài chính năm của năm trước đó trong hồ sơ ban đầu có thể là báo cáo tài chính chưa có kiểm toán, nhưng phải có báo cáo tài chính được kiểm toán của 02 năm trước liền kề.
5. Trường hợp ngày kết thúc kỳ kế toán của báo cáo tài chính gần nhất cách thời điểm gửi hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng đầy đủ và hợp lệ đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quá 90 ngày, tổ chức phát hành phải lập báo cáo tài chính bổ sung đến tháng hoặc quý gần nhất.