Thành lập công ty tại cộng hòa liên bang Myanmar.

0
420

Doanh nghiệp hỏi:Chúng tôiđang có nhu cầu thành lập Công ty con tại Nước Cộng Hòa Liên Bang Myanmar (sau đây gọi là “Myanmar”) hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật môi trường (sau đây gọi là “Công ty con”), đề nghị SBLAW tư vấn?

Luật sư trả lời: Về vấn đề doanh nghiệp hỏi, SBLAW trả lời như sau:

1.Ý KIẾN TƯ VẤN SƠ BỘ

1.1.            ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI

Theo quy định của Nghị định số 78/2006/NĐ-CP quy định chi tiết hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, Các nhà đầu tư tại Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện sau:

(i)        Có dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (sau đây gọi là dự án đầu tư).

(ii)       Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam.

(iii)     Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước đối với các trường hợp sử dụng vốn nhà nước để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

(iv)     Được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Tiếp theo hoặc song song với thủ tục cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư tại Cục Đầu tư Nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, Khách hàng sẽ tiến hành các thủ tục tại nước ngoài mà cụ thể trong trường hợp này là tại Myanmar để xin cấp Giấy Chứng nhận Thành lập Doanh nghiệp. Trong quá trình xem xét hồ sơ đăng ký đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông thường có thể sẽ yêu cầu Khách hàng xuất trình được văn bản chứng minh Nhà chức trách Myanmar cho phép Khách hàng thực hiện đầu tư thành lập công ty tại Myanmar để làm căn cứ cấp phép đầu tư ra nước ngoài. Do đó, Khách hàng có thể tiến hành song song hai thủ tục nêu trên để tiết kiệm thời gian.

1.2.            LĨNH VỰC KHUYẾN KHÍCH, CẤM, HẠN CHẾ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

Sau khi đối chiếu các văn bản luật, SBLaw nhận thấy những ngành nghề mà Công ty dự định tiến hành đầu tư ra nước ngoài không thuộc lĩnh vực cấm, hạn chế đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật.

1.3.            THẨM QUYỀN CHẤP THUẬN ĐẦU TƯ

Theo quy định tại Nghị định số 78/2006/NĐ-CP, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư đối với các dự án đầu tư sau:

(i)      Dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, tài chính, tín dụng, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có sử dụng vốn nhà nước từ 150 tỷ đồng Việt Nam trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên.

(ii)       Dự án đầu tư không quy định tại khoản 1 Điều này có sử dụng vốn nhà nước từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 600 tỷ đồng Việt Nam trở lên.

Như vậy, trong trường hợp số vốn đầu tư Công ty dự định đầu tư sang Myanmar rơi vào các trường hợp nêu trên, trước khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép thì phải có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

1.4.            THẨM QUYỀN VÀ QUY TRÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với toàn bộ dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, cả dự án cần và không cần chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

Việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện theo các quy trình sau:

(i)      Quy trình đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư áp dụng đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam.

(ii)       Quy trình thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư áp dụng đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam trở lên.

Ngoài ra, sau khi được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép, Khách hàng cần tiến hành thủ tục đăng ký mở tài khoản đầu tư ra nước ngoài tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong quá trình hoạt động, nguồn vốn đầu tư chuyển ra khỏi Việt Nam hoặc lợi nhuận kinh doanh chuyển vào Việt Nam cần phải được thực hiện thông qua tài khoản này. Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến quản lý ngoại hối, thuế, nghĩa vụ tài chính trong quá trình thực hiện dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

2.                  TRÌNH TỰ THỰC HIỆN CÁC THỦ TỤC

Lộ trình thực hiện Thủ tục đăng ký cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư ra nước ngoài sẽ được tiến hành với các bước như sau:

–                     Soạn thảo hồ sơ cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư phù hợp với pháp luật và yêu cầu của cơ quan cấp phép và các cơ quan thẩm tra khác để nộp tại Cục Đầu tư Nước ngoài. Thời hạn để hoàn tất việc soạn hồ sơ và chuyển cho Khách hàng xem xét lần đầu là 07 ngày làm việc kể từ ngày Khách hàng cung cấp  đầy đủ các thông tin và tài liệu theo yêu cầu cho Nhà Tư Vấn;

–                     Trong vòng 02 ngày làm việc kể từ khi có ý kiến hoặc yêu cầu của Khách hàng về bộ hồ sơ, chúng tôi sẽ chỉnh sửa để Khách hàng ký hồ sơ.

–                     Tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép;

–                     Thay mặt Khách hàng liên hệ, giải trình, bổ sung hồ sơ tài liệu với các cơ quan có thẩm quyền;

–                     Thay mặt Khách hàng nhận các kết quả và Giấy Chứng nhận Đầu tư ra nước ngoài tại cơ quan cấp phép. Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp bộ hồ sơ hợp lệ, Chúng tôi sẽ nhận Giấy Chứng nhận Đầu tư ra nước ngoài nếu dự án thuộc trường hợp đăng ký đầu tư. Trong vòng 50 ngày làm việc kể từ ngày nộp bộ hồ sơ hợp lệ, Chúng tôi sẽ nhận Giấy Chứng nhận Đầu tư ra nước ngoài nếu dự án thuộc trường hợp thẩm tra cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư;

Lưu ý:  Để tránh hiểu lầm, SB Law và Khách hàng tại đây xác nhận rằng bất kỳ sự trì hoãn hoặc chậm trễ nào trong tiến độ thực hiện công việc xuất phát từ những lý do nằm ngoài tầm kiểm soát của SB Law bao gồm nhưng không giới hạn ở việc thay đổi quy định của pháp luật, phản hồi ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, khách hàng thay đổi yêu cầu tư vấn v.v. sẽ không được tính vào thời hạn thực hiện dịch vụ.

3.                  PHẠM VI CÔNG VIỆC

Phạm vi dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

Mô tả phạm vi dịch vụ

1.      Chuẩn bị các tài liệu trong hồ sơ :

  • Thông báo cho Khách hàng về các tài liệu cần thiết trong quá trình xin cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư ra nước ngoài;
  • Soạn thảo các tài liệu trong hồ sơ xin cấp phép bao gồm nhưng không giới hạn trong: đơn đăng ký, giấy ủy quyền, nghị quyết của Ban giám đốc bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Không bao gồm việc chuẩn bị tài liệu cần thiết của các bên thứ ba hoặc của chính Khách hàng như Giấy Chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp, hợp đồng liên quan đến địa điểm thuê, tài liệu chứng minh năng lực, đề án đầu tư, tư cách của Nhà đầu tư hoặc chuẩn bị các bản dịch từ tiếng Myanmar sang tiếng Việt hoặc chuẩn bị các bản hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Trao đổi với Khách hàng trong việc soạn thảo các tài liệu;
  • Điều chỉnh hồ sơ dựa trên ý kiến của Khách hàng;
  • Tiếp thu ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền;
  • Hoàn thiện hồ sơ trên cơ sở nhận xét của cơ quan có thẩm quyền và của Khách hàng;
  • Dịch các tài liệu từ tiếng Myanmar sang tiếng Việt (nếu cần thiết).
2.      Thủ tục cấp phép:

  • Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền cấp phép gồm Cục Đầu tư ra Nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan khác;
  • Theo dõi hồ sơ trong quá trình nhận sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền;
  • Cập nhật cho Khách hàng về tiến trình cũng như những yêu cầu thêm (nếu có);
  • Nhận kết quả hoặc cùng Khách hàng nhận kết quả.

4.                  TÀI LIỆUCHUYỂN GIAO

Tài liệu chuyển phát bao gồm các tài liệu được soạn thảo bằng tiếng Myanmar và tiếng Việt để nộp tại cơ quan cấp phép.