Câu hỏi: Doanh nghiệp A có vốn đầu tư nước ngoài và được giao 2000m2 đất có thu tiền sử dụng để thực hiện dự án. Doanh nghiệp đã cải tạo và đầu tư xây dựng nhiều công trình trên đất. Hiện nay, doanh nghiệp A muốn đem thế chấp quyền sở hữu tài sản trên để vay vốn ngân hàng. Xin hỏi điều này có hợp pháp không?
Luật sư tư vấn:
Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Khoản 3 Điều 183 Luật Đất đai năm 2013 có quy định như sau:
“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước Việt Nam giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;
- b) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất trong thời hạn sử dụng đất;
- c) Cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất trong thời hạn sử dụng đất;
- d) Thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam trong thời hạn sử dụng đất;
đ) Góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh trong thời hạn sử dụng đất.”
Như vậy, căn cứ theo Luật Đất đai năm 2013, doanh nghiệp A hoàn toàn có quyền thế chấp tài sản gắn liền với đất để vay vốn tại các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, việc thế chấp chỉ được thực hiện trong thời hạn sử dụng đất.