Thừa kế quyền sử dụng đất khi chưa có sổ đỏ.

0
377

Trong chương trình truyền hình Pháp luật và đời sống VTV2 Đài truyền hình Việt Nam, luật sư Nguyễn Thanh Hà, Giám đốc công ty luật SBLaw đã trao đổi về vấn đề đất đai như sau:

Câu hỏi từ khán giả truyền hình: Bố mẹ tôi mất năm 2005 và 2007, để lại 1 thửa đất 250m2 chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy, tôi có quyền thừa kế thửa đất không?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà trả lời: Tình huống bạn nêu ra  không nói rõ là có tài sản trên đất hay không? Nên tôi đề cập đến 2 tình huống: có tài sản trên đất và không có tài sản trên đất thì việc giải quyết cho bạn thừa kế là khác nhau.

Căn cứ pháp lý là Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình như sau:

  1. Trường hợp 1: Có tài sản trên đất và lại có giấy tờ sử dụng hợp lệ như luật đất đai quy định thì cả tài sản trên đất và quyền sử dụng đất đều được coi là di sản thừa kế và bạn được quyền hưởng thừa kế.
  2. Trường hợp 2: Có tài sản trên đất nhưng không có giấy tờ sử dụng hợp lệ như luật đất đai quy định thì lại xét theo trường hợp nhỏ:

 

Luật sư Nguyễn Thanh Hà trong bài phỏng vấn

Luật sư Nguyễn Thanh Hà trong bài phỏng vấn

  1. Thứ nhất: Nếu có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử đụng đất là hợp pháp hoặc ít nhất cũng xác định là phù hợp với quy hoạch, thì cả tài sản trên đất và quyền sử dụng đất đều được để lại thừa kế.
  2. Thứ hai: Nếu có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử đụng đất trái pháp luật thì chỉ phần tài sản trên đất được để lại thừa kế.
  3. Trường hợp 3: Nếu trên đất không có tài sản nhưng lại có giấy tờ sử dụng hợp lệ thì dù không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thửa đất vẫn được để lại thừa kế.
  4. Trường hợp 4: Nếu trên đất không có tài sản, cũng không có giấy tờ hợp lệ thì thửa đất không được coi là di sản thừa kế. Trường hợp này, nếu có khởi kiện thì tòa án sẽ giải quyết tranh chấp đất đai.