Tính chất pháp lý của Sàn giao dịch bất động sản trực tuyến.

0
398

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW đã có buổi trao đổi về tính chất pháp lý của Sàn giao dịch bất động sản trực tuyến hiện nay trên kênh truyền hình InfoTV.
Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung bài phỏng vấn:

PV: Thưa Ông, ý kiến của Ông như thế nào khi hiện nay trên thị trường xuất hiện hình thức mua bán nhà qua sàn giao dịch trực tuyến? Đây có phải là hình thức mới để kích cầu thị trường hay không?

Luật sư trả lời: Hiện nay, người tiêu dùng châu Á nói chung, và người tiêu dùng Việt Nam nói riêng đang mua sắm trên internet nhiều hơn bao giờ hết. Họ mua đủ loại hàng hóa từ bàn ghế, thiết bị đồ dùng, vé máy bay… Đặc biệt đáng lưu ý là bất động sản đang trở thành “mặt hàng” giao dịch trực tuyến.

Có rất nhiều sản phẩm dự án căn hộ được niêm yết công khai trên mạng với giá bán, số căn, số tầng, hướng nhà, diện tích, với các mã giống như cổ phiếu trên sàn chứng khoán.

Đây thực sự là một hình thức mới để kích cầu mua bán bất động sản. Bởi hình thức giao dịch trực tuyến này giúp người mua có nhiều điều kiện lựa chọn BĐS phù hợp, và người bán có thể tiếp cận với nhiều đối tượng mua nhà có nhu cầu.

Cụ thể cho thấy: qua internet, việc tìm kiếm, phân loại theo giá, theo diện tích hay theo khu vực và thậm chí theo nhu cầu cụ thể của người mua sẽ chỉ trong vài cú click, thay vì phải mất hàng giờ tìm nhà theo hình thức trao biển tìm nhà bán như trước kia.

Không chỉ vậy, qua internet, người mua và bán có thể tìm kiếm nhanh, liệt kê lại và qua đó cũng có thể tự định được sơ bộ mặt bằng giá chung chỉ sau một vài thao tác so sánh.

Do vậy, tôi cho rằng hình thức giao dịch trực tuyến là một hình thức góp phần vào việc kích cầu cho thị trường bất động sản ấm dần lên.

tính chất pháp lý sản giao dịch bất động sản 001

PV: Thực tế là việc mua hàng online nói chung tại Việt Nam từ trước đến nay luôn gặp rất nhiều rủi ro, vậy theo Ông, đối với BĐS thì những rủi ro khi giao dịch trực tuyến có thể gặp phải là gì?

Luật sư trả lời: Đối với người mua: Rủi ro gặp phải trước hết phải kể đến là: nhiều sản phẩm rao bán có yếu tố “ảo” quá cao, khách hàng thường không mua được BĐS đúng với những thông tin quảng cáo.

Chẳng hạn như với căn hộ chung cư rao bán diện tích rộng, đẹp “bề mặt đường rộng 21m dẫn vào chung cư, nhưng chất lượng nhà không tốt, thực chất đường vào là bờ mương nhỏ, cây cỏ mọc um tùm. Ngoài ra, một số rủi ro mà người mua có thể gặp phải như: tóp hậu, ngay ngã ba, hay yếu tố phong thủy…

Đói với người bán: gặp phải rào cản từ khâu thanh toán: Người bán phải đối mặt với rủi ro lớn nhất chính là tệ nạn sử dụng thẻ giả mạo. Trong giao dịch trực tuyến, người mua sẽ sử dụng các thông tin của thẻ để khai báo trên Internet.

Giao dịch được cấp phép thành công, người bán nhận được tiền nhưng không có nghĩa là người bán và ngân hàng đã xác minh được khách hàng có phải là chủ thẻ hay không. Nếu là giao dịch giả mạo, người bán sẽ bị đòi bồi hoàn từ ngân hàng.

Đó là những rủi ro cơ bản mà người mua và người bán đều cần phải nắm được để có biện pháp phòng tránh.

PV: Người mua và người bán cần lưu ý gì khi tham gia giao dịch BĐS bằng hình thức trực tuyến, thưa Ông?

Luật sư trả lời:

Đối với người mua:

Trước hết, do bất động sản không giống các sản phẩm tiêu dùng thông thường, khách hàng chỉ cần nhìn thấy thương hiệu uy tín là mua. Chẳng hạn như mua sản phẩm điện tử điện lạnh, thì thương hiệu như Panasonic, LG,… sản phẩm điện thoại như Apple, Nokia…Vì vậy, ngoài việc quan tâm đến thương hiệu các sàn giao dịch lớn như cung cấp rõ thông tin doanh nghiệp, định rõ giá cả, vị trí lô đất…, khách hàng còn cần nghe tư vấn từ người bán hàng, rồi tìm hiểu về pháp lý dự án như quyền sử dụng đất, quyển sở hữu nhà, phong thủy, nhà mẫu… Bên cạnh đó, người mua cũng cần phải đọc và hiểu rõ tất cả các vấn đề kèm theo nhằm tránh rủi ro trong quá trình giao dịch trước khi xác nhận mua bất động sản.

Ngoài ra, khi thanh toán, khách hàng cần kiểm tra thông tin một cách chính xác, nhất là tên, số tài khoản, mục đích chuyển tiền. Nếu quá trình giám sát thanh toán có sự tham gia của ngân hàng, thì lựa chọn đối tác uy tín để đảm bảo cơ chế giám sát và an toàn cho giao dịch. Giữ lại toàn bộ bản sao tất cả các giáy tờ, email từ việc chào sản phẩm, hợp đồng, hóa đơn chứng từ và trao đổi giữa các bên để làm bằng chứng đảm bảo quyền lợi của mình khi có tranh chấp xảy ra.

Trước khi thanh toán, người mua vẫn cần làm khâu thực địa, tức là đến tận nơi, xem tận mắt sản phẩm mình dự kiến mua để đảm bảo chắc chắn mình không mua nhà trong tưởng tượng.

Đối với người bán: với yếu tố rủi ro khi thanh toán trực tuyến như đã nêu trên thì người bán phải áp dụng quy trình quản lý rủi ro để xác thực chủ thẻ chặt chẽ, giảm thiểu tỷ lệ chấp nhận các giao dịch giả mạo.

PV: Vậy, Ông đánh giá như thế nào về xu hướng giao dịch BĐS trực tuyến trong tương lai?

Luật sư trả lời: Trước đây, người dân mua bất động sản không dễ dàng. Đa phần phải qua nhiều mối quan hệ. Tuy nhiên, càng về sau, người dân càng ý thức được phải tự bảo vệ quyền lợi của mình thông qua việc mua bán qua sàn giao dịch bất động sản. Trong tương lai, cùng với sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử, theo đánh giá của tôi, tiềm năng thị trường rất lớn, nhu cầu người mua nhà cao, giao dịch BĐS trực tiếp sẽ phát triển mạnh. Mặc dù vậy, theo tôi, dù là giao dịch trực tuyến, thì một số công đoạn như việc tìm hiểu và giao nhận sản phẩm vẫn không thể thực hiện trực tuyến, mà phải thực hiện trực tiếp giữa bên bán và bên m

Xin chân thành cảm ơn!