Câu hỏi: Trong quá trình làm việc tại Công ty, tôi và Sếp tôi là Giám đốc công ty có xảy ra mâu thuẫn rất gay gắt. Tôi đã xin nghỉ việc ngay sau đó. Tuy nhiên, Sếp tôi do vẫn thù oán tôi nên đã có hành động viết mỉa mai, đưa rất nhiều thông tin sai trái về tôi trong khi tôi không làm như chuyện biển thủ công quỹ khiến đồng nghiệp cũ trong công ty hiểu nhầm tôi. Tôi có thể khởi kiện Sếp cũ của tôi được không và pháp luật sẽ xử lý như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội vu khống như sau:
“Điều 156. Tội vu khống
- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
- a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
- b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
- a) Có tổ chức;
- b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- c) Đối với 02 người trở lên;
…”
Như vậy, Sếp cũ của bạn đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bịa đặt lan truyền những việc sai sự thật về bản thân bạn. Với tội danh này sếp bạn có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù từ 1-3 năm. Trong trường hợp này bạn có quyền khởi kiện sếp bạn để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm cho bạn.
Ngoài ra, người có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự này còn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại Bộ Luật dân sự năm 2015.
“Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
- a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
- b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
- c) Thiệt hại khác do luật quy định.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”