Từ các vụ chủ nợ đòi tiền người thân của “con nợ”: Làm thế nào để đòi nợ đúng luật?

0
615

Thời gian qua xuất hiện tình trạng nhiều chủ nợ đã tìm đến người thân của “con nợ” để uy hiếp, đe dọa nhằm đòi tiền. Nhiều người đặt câu hỏi: Hành vi này có phạm luật? Người dân cần phải làm gì để bảo vệ mình khi bỗng dưng bị đòi nợ? Báo An ninh Thủ đô đã phỏng vấn Luật sư Nguyễn Thị Thu – Giám đốc điều hành Công ty Luật SB Law ý kiến liên quan đến vấn đề này. SB Law trân trọng gửi tới bạn đọc toàn văn bài viết như sau.

Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản trong đó nêu rõ, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Như vậy, vay tài sản là quan hệ dân sự do thỏa thuận giữa các bên. Trong đó, khi đến hạn trả, chỉ có bên vay mới có nghĩa vụ trả nợ. Người thân của bên vay tài sản chỉ phải trả nợ thay trong trường hợp đã cam kết bảo lãnh cho khoản vay nhưng người được bảo lãnh lại không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. – Luật sư Nguyễn Thị Thu cho biết.

Về việc bảo lãnh, theo Điều 335 BLDS 2015, bảo lãnh là việc người thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Căn cứ quy định trên có thể thấy, khi đến hạn mà bên vay không trả nợ, nếu không có cam kết bảo lãnh, chủ nợ không không được phép đòi tiền, tài sản người thân của bên vay.

Nguồn bài viết: https://anninhthudo.vn/tu-cac-vu-chu-no-doi-tien-nguoi-than-cua-con-no-lam-the-nao-de-doi-no-dung-luat-post472142.antd