Ủy quyền xác minh điều kiện thi hành án

0
524

Câu hỏi: Luật sư cho tôi hỏi: Việc xác minh điều kiện thi hành án tại Văn phòng thừa phát lại có được phép ủy quyền không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB Law cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Liên quan đến vấn đề bạn thắc mắc, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ Điều 49 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về việc ủy quyền xác minh điều kiện thi hành án như sau:

– Văn phòng Thừa phát lại có thể ủy quyền một phần hoặc toàn bộ nội dung công việc theo hợp đồng dịch vụ xác minh điều kiện thi hành án cho Văn phòng Thừa phát lại khác thực hiện, nếu người yêu cầu đồng ý.

– Việc ủy quyền giữa các Văn phòng Thừa phát lại phải được thể hiện bằng văn bản và có các nội dung sau đây: Thông tin của các Văn phòng Thừa phát lại; thông tin về người yêu cầu xác minh, nội dung xác minh theo hợp đồng dịch vụ đã ký kết; nội dung ủy quyền, các nội dung đã thực hiện (nếu có), nội dung tiếp tục xác minh, thù lao ủy quyền và các thỏa thuận khác (nếu có).

Việc ủy quyền phải được thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại ủy quyền, Văn phòng Thừa phát lại nhận ủy quyền đặt trụ sở để thực hiện việc kiểm sát theo quy định của pháp luật.

– Văn phòng Thừa phát lại nhận ủy quyền thực hiện việc xác minh theo quy định của Nghị định này và pháp luật thi hành án dân sự.

Theo đó, Văn phòng thừa phát lại được ủy quyền cho văn phòng thừa phát lại khác về việc xác minh điều kiện thi hành án khác nếu được khách hàng đồng ý. Việc ủy quyền phải được thông báo vằng văn bản đến Viện kiểm sát nơi văn phòng Thừa phát lại ủy quyền và Văn phòng thừa phát lại được ủy quyền.

Nghị định số 08/2020/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 24/02/2020 và thay thế Nghị định số 61/2009/NĐ-CP, Nghị định số 135/2013/NĐ-CP.