Việc vợ cũ cản trở chồng cũ đến thăm nom con có vi phạm pháp luật?

0
493

Câu hỏi :Thưa luật sư,  sau khi ly khi ly hôn,  vợ cũ  của tôi được quyền nuôi con trai chung của chúng tôi, tôi có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng hàng tháng cho cháu. Nhưng vợ cũ của tôi luôn cản trở việc tôi cũng như ông bà họ hàng bên nội đến thăm nom và gặp gỡ cháu. Luật sư cho tôi hỏi việc cản trở này của vợ tôi có vi phạm pháp luật không?

Luật sư tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của bạn đến công ty chúng tôi. Đối với thắc mắc của bạn chúng tôi xin có ý kiến tư như sau:

Sau khi ly hôn bạn là người không trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Quyền và nghĩa vụ này được quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

“Khoản 3 Điều 82 Luật hôn nhân gia đình năm 2014: “ Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.”

Vợ cũ của bạn là người trực tiếp nuôi con không được phép cản trở bạn  trong việc thăm nom con theo quy định tại Điều 83 Luật hôn nhân gia đình năm 2014

Điều 83 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 “ Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Việc người vợ cũ cấm quyền thăm nom con của anh là  hành vi vi phạm quy định của pháp luật hôn nhân gia đình có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định :

“ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”