Xin giấy chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp chăn nuôi.

0
612

Doanh nghiệp hỏi: Chúng tôi muốn xây dựng trang trại chăn nuôi bò thì thủ tục đầu tư thế nào? Chúng tôi là nhà đầu tư Úc.

Luật sư trả lời: Về thủ tục đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi, cụ thể là việc xây dựng trang trại chăn nuôi bò, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

1. Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư:

Trước hết, nhà đầu tư cần xin ý kiến chấp thuận chủ trương của UBND cấp tỉnh về xây dựng trang trại chăn nuôi. UBND cấp tỉnh sẽ xem xét quy hoạch về ngành nghề và các vấn đề môi trường, đồng thời, Nhà đầu tư sẽ giải trình rõ về phạm vi và mục tiêu của dự án.

Khi có ý kiến chấp thuận chủ trương của UBND cấp tỉnh, nhà đầu tư sẽ tiến hành đăng ký đầu tư tại Sở KHĐT. Lúc này, Sở KHĐT sẽ xem xét các điều kiện đầu tư thông thường, đồng thời lấy ý kiến thẩm tra tại các Bộ, ngành liên quan (nếu cần thiết) để trình UBND cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

* Một số lưu ý:

Về vấn đề đầu tư nước ngoài lĩnh vực chăn nuôi gia súc

– Hiện tại, Thành phố Hồ Chí Minh hạn chế việc xây dựng mới trang trại chăn nuôi gia súc. Trên thực tế, việc chăn nuôi bò đã được tập trung đến các tỉnh lân cận, trong đó nổi bật nhất là khu vực Long Thành – Đồng Nai.

– Chính quyền địa phương rất khuyến khích nhà đầu tư xây dựng trang trại kết hợp với việc tạo giống bò mới và áp dụng công nghệ chăn nuôi mới. Lúc này thủ tục đầu tư sẽ được thực hiện dễ dàng hơn và thông thoáng hơn.

2. Giai đoạn thuê đất xây dựng trang trại:

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, theo quy định của Luật Đất đai 2003, nhà đầu tư cần tiến hành thuê đất (có thể lựa chọn thuê đất trả tiền thuê một lần hoặc trả tiền thuê hàng năm) để xây dựng trang trại chăn nuôi.

Hồ sơ và trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu tài sản không đồng thời là người sử dụng đất được quy định cụ thể tại Điều 20 Nghị định 88/2009/NĐ-CP về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

3. Giai đoạn thực hiện dự án:

Nhà đầu tư cần thực hiện các thủ tục pháp lý để chính thức đưa dự án đi vào hoạt động, bao gồm các thủ tục:

(i) Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

(ii) Khảo nghiệm giống vật nuôi (nếu chăn nuối giống bò mới tại Việt Nam).
Và một số điều kiện chuyên ngành của ngành chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn ban hành.

Trên đây là một số ý kiến của SBLAW về vấn đề đầu tư chăn nuôi bò, doanh nghiệp có thể xem và cần tư vấn thêm chúng tôi có thể tư vấn cụ thể.

Xem thêm:

Quy định về đảm bảo môi trường trong quá trình thực hiện dự án đầu tư:
Theo Khoản 3, Điều 75 của Luật Đầu tư 2020, các dự án thuộc đối tượng phải báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Điều 18 của Luật Bảo vệ môi trường 2014 (được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 và Luật số 39/2019/QH14) phải thực hiện“đánh giá sơ bộ tác động môi trường”.
Cụ thể, đối với các dự án này, đánh giá sơ bộ tác động môi trường là bắt buộc và là cơ sở để chấp thuận chủ trương đầu tư.
Sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt thì nhà đầu tư mới được thực hiện dự án.
Những dự án buộc phải thực hiện báo cáo đánh giá sơ bộ tác động môi trường theo quy định tại Điều 18 của Luật Bảo vệ môi trường 2014 (được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 và Luật số 39/2019/QH14) như sau:
– Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
– Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử – văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;
– Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
Xem thêm: