Xử lý vi phạm về bản quyền

0
644

Luật sư SBLAW trả lời phóng viên về hành vi vi phạm bản quyền khi người vi phạm tự ý xuyên tạc, sai lệch nội dung tác phẩm.

Câu hỏi 1: Cơ quan chức năng Việt Nam sẽ có hình thức rà soát, kiểm tra như thế nào để phát hiện ra những hành vi sửa chữa, ghép ảnh làm sai lệch nội dung của hình ảnh nhằm mục đích xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, lãnh tụ, danh nhân văn hóa; vu khống, xâm hại uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân?

Luật sư trả lời:

Các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ tiến hành rà soát, kiểm tra thông qua các phương thức sau:

  • Thông qua các cơ quan, người có thẩm quyền.
  • Theo yêu cầu, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về hành vi sửa chữa, ghép ảnh làm sai lệch nội dung của hình ảnh.
  • Tiến hành kiểm tra thường xuyên trên các trang mạng xã hội.

Để phát hiện ra những hành vi sửa chữa, ghép ảnh làm sai lệch nội dung của hình ảnh nhằm mục đích xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, lãnh tụ, danh nhân văn hóa; vu khống, xâm hại uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.

Câu hỏi 2: Việc xử phạt những hành vi nếu trên liệu có khả thi, khi mà thực tế, trên các trang mạng xã hội, mọi người thường xuyên ghép, chế ảnh?

Luật sư trả lời:

Việc xử phạt các hành vi nêu trên là cần thiết do mạng xã hội rất rộng lớn, những hành vi sửa chữa, ghép ảnh làm sai lệch nội dung của hình ảnh nhằm mục đích xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, lãnh tụ, danh nhân văn hóa; vu khống, xâm hại uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của đối tượng tiếp thu, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, việc kiểm soát được các hành vi này cũng rất khó khăn đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng.

Câu hỏi 3: Việc phát hiện ra hành vi sai phạm, ghép, chế ảnh đó sẽ bị xử phạt. Tuy nhiên ai sẽ là người giám sát, xử phạt?

Luật sư trả lời:

Việc phát hiện ra hành vi sai phạm, ghép, chế ảnh đó sẽ bị xử phạt. Và người giám sát, xử phạt sẽ là Chánh Thanh tra cấp Sở; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Sở; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ (Điều 81).

Câu hỏi 4: Nếu những hành vi sai phạm được lặp lại, Cơ quan chức năng có hình thức, chế tài nào đó nghiêm hơn không?

Luật sư trả lời:

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có thể bao gồm các hình thức, biện pháp xử lý sau:

– Hình thức xử phạt chính là: Cảnh cáo hoặc phạt tiền.

– Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không có thời hạn giấy phép có liên quan đến lĩnh vực văn hóa; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa.

– Các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu huỷ tang vật vi phạm.

Như vậy, trong trường hợp những hành vi sai phạm được lặp lại, có thể tăng mức xử phạt (tăng mức phạt tiền) hoặc bổ sung các hình thức xử phạt khác.

Câu hỏi 5: Việc có những hành vi sửa chữa, ghép ảnh làm sai lệch nội dung của hình ảnh nhằm mục đích xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, lãnh tụ, danh nhân văn hóa; vu khống, xâm hại uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân mà chỉ xử phạt từ 5-10 triệu đồng liệu có quá nhẹ tay?

Luật sư trả lời:

Nghị định 28/2017/NĐ-CP đã bổ sung xử phạt hành vi sửa chữa, ghép ảnh làm sai lệch nội dung của hình ảnh nhằm mục đích xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, lãnh tụ, danh nhân văn hóa; vu khống, xâm hại uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân là một điểm rất tiến bộ.

Việc áp dụng mức xử phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng có quá nhẹ hay không phụ thuộc vào kết quả áp dụng điều luật này, khi áp dụng mức xử phạt này các hành vi vi phạm trên có giảm hay không.

Trong thời gian tới, nếu Chính phủ xét thấy việc áp dụng mức phạt này chưa hiệu quả thì có thể nâng mức phạt hoặc áp dụng thêm các hình thức xử phạt bổ sung nếu hành vi sai phạm lặp lại.