Trang chủ Truyền thông Cho vay ngang hàng: Quản hay cấm?

Cho vay ngang hàng: Quản hay cấm?

0
443

ENTERNEWS.VN Nhiều chuyên gia khẳng định, mô hình cho vay ngang hàng (P2P) là xu hướng không thể đảo ngược vì là xu hướng tất yếu của công nghệ, vấn đề là chúng ta phải có cơ sở pháp lý hoàn chỉnh để quản lý.

Ở các nước mô hình này cũng phát triển, riêng Trung Quốc, dư nợ cho vay trực tuyến tính đến cuối năm ngoái vào khoảng 30-40 tỷ USD, với hơn 6.000 công ty. Tuy nhiên, do mô hình này bị biến tướng nên cơ quan quản lý Trung Quốc đã ra tay dẹp từ 6.000 xuống còn khoảng 2.000 doanh nghiệp.

Mới xuất hiện ở Việt Nam, mô hình P2P là xu hướng đang phát triển mạnh, giúp đẩy mạnh tài chính toàn diện nhưng cũng đặt ra không ít thách thức khi mà hành lang pháp lý cho hoạt động P2P chưa hoàn thiện. Diễn đàn Doanh nghiệp lắng nghe ý kiến một số chuyên gia, xung quanh vấn đề này.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú: P2P là kênh đầu tư

Tại Việt Nam hiện nay, mô hình cho vay P2P vẫn chưa được cấp phép nên các công ty hoạt động trong lĩnh vực này thường đăng ký là công ty tư vấn đầu tư.  Đây là một kênh tiếp cận vốn mới, giúp thêm nhiều người có cơ hội vay vốn. Tuy nhiên, đây không phải là kênh “gửi tiền”, mà là kênh đầu tư. Đã đầu tư là phải chịu rủi ro, trong đó rủi ro lớn nhất là mất tiền. Chưa kể, bên cạnh những công ty P2P hoạt động đúng mô hình kinh tế chia sẻ, sẽ có những biến tướng lợi dụng mô hình này để hoạt động tín dụng đen trá hình hoặc lừa đảo.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú.

Chính vì việc chưa có “danh phận” đã khiến các điều kiện trong hoạt động P2P trở nên nhập nhèm, khó quản lý. Không ít trường hợp người dân kêu cứu vì vay trực tuyến nhưng gặp các đối tượng tín dụng đen lừa đảo về lãi suất, phí.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SB Law: P2P là mô hình nhiều rủi ro.

Mô hình cho vay ngang hàng mới chỉ phát triển mạnh trong hơn 2 năm trở lại đây. Hiện pháp luật Việt Nam chưa có quy định về việc cho vay ngang hàng và sự tồn tại của dịch vụ này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả người vay lẫn người cho vay.

Ngoài thiếu một khung pháp lý, các P2P Việt Nam cũng không có phương án phòng ngừa rủi ro và phần lớn đều có nguồn vốn nhỏ, tiềm lực tài chính rất khiêm tốn so với quy mô kết nối khoản vay.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SB Law khẳng định P2P là mô hình nhiều rủi ro.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SB Law khẳng định P2P là mô hình nhiều rủi ro.

Đối với người đi vay, mặc dù thủ tục vay khá đơn giản và thuận lợi nhưng họ sẽ phải vay với mức lãi suất rất cao. Nếu những người này không có khả năng trả nợ họ có thể bị người cho vay dùng những biện pháp qua công ty môi giới để thu hồi nợ một cách không chính thống, mang tính ép buộc hay đe doạ.

Trước khi vay tiền của các tổ chức này, người vay phải tìm hiểu rất kỹ các thông tin về dịch vụ cho vay tiền, trách nhiệm và nghĩa vụ của họ là gì, tính pháp lý của đơn vị cho vay và nội dung thỏa thuận trong hợp đồng vay để tránh rủi ro khi vay tiền. Cùng với đó, để đảm bảo lợi ích, người tiêu dùng khi có nhu cầu vốn nên tìm đến các tổ chức cho vay có uy tín, trong đó có các ngân hàng, công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động để tránh phải đối mặt với tín dụng đen, lãi suất cao.

TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV): Phải có cơ sở pháp lý hoàn chỉnh để quản lý.  

Mô hình P2P ở Việt Nam chỉ mới xuất hiện từ cuối năm 2017 nhưng mỗi ngày có tới 2.000 đơn xin vay, cho thấy nhu cầu là rất lớn.

Đây là cách thức cho vay không thông qua trung gian là ngân hàng thương mại, chỉ có đơn vị cung cấp nền tảng công nghệ kết nối giữa bên cho vay và người vay, giống như Uber, Grab trong lĩnh vực taxi đã xuất hiện ở Việt Nam.

TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) khẳng định phải có cơ sở pháp lý hoàn chỉnh để quản lý.p/

TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) khẳng định phải có cơ sở pháp lý hoàn chỉnh để quản lý.

Mô hình này có nhiều ưu điểm, chi phí thấp, giải ngân nhanh nhưng đáng lo là hình thức này đang bị biến tướng, do nhiều người huy động vốn xong không cho vay mà lấy tiền để đầu tư vào lĩnh vực khác. Mối quan hệ giữa đơn vị cung cấp nền tảng công nghệ, bên vay và người cho vay (nhà đầu tư) không rõ ràng… Đồng thời hiện chưa có cơ sở pháp lý để quản lý mô hình cho vay này.

Cũng chính vì chưa có khung pháp lý nên các công ty, nhà đầu tư cho vay xong sẽ dùng nhiều biện pháp để đòi nợ, thu hồi nợ, bao gồm cả thuê xã hội đen… Một số công ty cho vay trực tuyến lợi dụng hình thức cho vay này rồi đưa thêm nhiều loại phí dịch vụ, từ đó đẩy chi phí khoản vay lên cả 100%/năm, thậm chí 720% mỗi năm như báo chí phản ánh thời gian gần đây.

Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn trực tuyến rất lớn nhưng cơ quan quản lý lại chưa có cơ sở pháp lý nên rủi ro sẽ cho cả bên đi vay lẫn người cho vay. Các nhà đầu tư bỏ vốn vào mô hình này càng rủi ro hơn. Do đó, trong thời gian tới, cơ quan quản lý cần định hướng, có khung pháp lý cho mô hình này hoạt động, phát triển đáp ứng nhu cầu của thị trường. Khung pháp lý cần được xây dựng càng sớm càng tốt, chứ không hẳn thấy khó quản lý thì cấm.

Cho vay trực tuyến bản chất là cho vay dân sự, đã xuất hiện trên thế giới từ lâu và chỉ mới có ở Việt Nam gần đây. Về mặt hình thức cơ bản đã có hình hài rồi. Mô hình cho vay này cũng không thể cấm vì là xu hướng tất yếu của công nghệ, vấn đề là chúng ta phải có cơ sở pháp lý hoàn chỉnh để quản lý thì tốt hơn.

Lin h?