Giải quyết tranh chấp đất đai

0
862

 

Đất đai luôn có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là một trong những loại tài sản quý giá nhất của con người. Bên cạnh đó, những đổi mới trong hệ thống Pháp luật cũng đã gây ra không ít khó khăn khi giải quyết tranh chấp đất đai. Hiểu được vấn đề này, nhiều đơn vị đã triển khai dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai nhằm hỗ trợ người dân giải quyết vấn đề  được nhanh chóng và hiệu quả.

Công ty Luật TNHH SB LAW với nhiều chuyên viên với trình độ chuyên môn cao, chuyên nghiệp và tận tâm. Nhiều năm kinh nghiệm trong quá trình tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai. Chúng tôi đã mang lại nhiều giải pháp cao nhất cho khách hàng.

 

Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai

Hồ sơ thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Để khách hàng nắm rõ thông tin chi tiết trước khi gửi đơn giải quyết tranh chấp đất đai. SB Law đã đề ra một số hồ sơ thủ tục sau:

– Đơn yêu cầu (theo mẫu của tòa án)
– Các tài liệu chứng cứ liên quan đến vụ án (giấy tờ về đất, nhà đất, hợp đồng…)

  • Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, người bị kiện và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có sao y) nếu là cá nhân.
  • Các tài liệu chứng cứ khác có liên quan: Bản thống kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).
  • Ngoài ra, các tài liệu nêu trên là văn bản, đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam. Do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.

 

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai

Ngày nay,việc tranh chấp đất đai xuất hiện ngày càng nhiều và phức tạp. Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp chúng ta lại càng cần phải nắm rõ quy định của pháp luật về quy trình giải quyết tranh chấp về đất đai để tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc của mọi người khi gặp phải các tranh chấp về đất đai.

 

Cơ quan giải quyết tranh chấp đất đai

Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai gồm những giai đoạn :

Giai đoạn 1: Thủ tục hòa giải tại cơ sở

Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu các bên có tranh chấp về đất đai, nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải, nếu không tự hòa giải được, các bên phải giải quyết tranh chấp bằng hòa giải tại cơ sở. Đây là thủ tục bắt buộc trong giải quyết tranh chấp đất đai.

Theo quy định tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về thủ tục hòa giải cơ ở như sau:

Kể từ khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện công việc :

  • Kiểm tra, xác minh nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập tài liệu giấy tờ có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng và hiện trạng sử dụng đất;
  • Thực hiện việc thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để tiến hành hòa giải.
  • Tổ chức cuộc họp hòa giải với sự tham gia của các bên tranh chấp đất đai, thành viên Hội đồng hòa giải và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Hòa giải chỉ tiến hành khi các bên tranh chấp đều tham gia. Trong trường hợp các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì việc hòa giải không thành. Kết quả của việc hòa giải tranh chấp đất đai phải lập thành biên bản.

Giai đoạn 2: Thủ tục, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai khi gòa giải cơ sở không thành.

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì giải quyết sau:

1.Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này về tranh chấp tài sản gắn liền với đất sẽ do Tòa án nhân dân giải quyết;

2.Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn giải quyết một trong hai trường hợp theo quy định sau đây:

  1. a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
  2. b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3.Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết sẽ thực hiện như sau:

  1. a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
  2. b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, , người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiên túc chấp hành. Trong các trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định pháp luật.

Như vậy, nếu hòa giải cơ sở không thành, các bên có thể nộp hồ sơ vụ việc, đơn khởi kiện, đơn giải quyết yêu cầu … tới  cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

 

Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai của SB LAW

Công ty Luật TNHH SB LAW  đã hoạt động trên 10 năm với đội ngũ luật sư, chuyên gia pháp lý có kiến thức chuyên sâu, nhiều kinh nghiệm, có thể cung cấp cho khách hàng dịch vụ tư vấn giải quyết  tranh chấp đất đai có nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực đất đai.

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:

Tư vấn tranh chấp quyền sử dụng đất

Việc hỏi ý kiến tư vấn luật sư trước khi tiến hành khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai hoặc khi bạn đang là bị đơn, người liên quan trong vụ án về đất đai là điều nên làm để đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.

Khi bạn nhờ đến luật sư thì luật sư chính là người nghiên cứu hồ sơ và tư vấn cho bạn cách khởi kiện, giải quyết các vướng mắc mà bạn chưa giải quyết được. Đặc biệt sẽ định hướng các giải pháp cho bạn và đảm bảo quyền và lợi ích cho bạn.

Tư vấn tranh chấp quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Là dạng tranh chấp đối với quyền của người sử dụng đất, thường liên quan đến tranh chấp về tiền bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng; tranh chấp giữa các bên thuê/cho thuê đất.

Tư vấn tranh chấp mục đích sử dụng đất

Là tranh chấp phát sinh trong quan hệ giao đất, cho thuê, cho mượn đất. Cơ sở để giải quyết những tranh chấp này thường căn cứ vào nguồn gốc sử dụng đất, các giấy tờ của cơ quan nhà nước ban hành trong các thời kỳ khác nhau, các văn bản về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Dịch vụ tư vấn giả quyết tranh chấp đất đai

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai với sự tham gia của các luật sư SBLAW