Kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp theo lĩnh vực khoa học công nghệ

0
248

Câu hỏi: Luật sư có thể cho chúng tôi biết về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp theo lĩnh vực khoa học công nghệ?
Luật sư trả lời: Dịch vụ đánh giá sự phù hợp theo lĩnh vực khoa học công nghệ thuộc một trong số những ngành nghề kinh doanh có điều kiện đòi đòi hỏi chủ đầu tư kinh doanh cần đáp ững một số điêu kiện sau:
I. Điều kiện đối với đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm
Tổ chức thử nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Được thành lập theo quy định của pháp luật;
2. Có năng lực thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005;
3. Có ít nhất 01 thử nghiệm viên có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đăng ký thử nghiệm.
Trong trường hợp có tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng đối với tổ chức thử nghiệm chuyên ngành, tổ chức thử nghiệm chuyên ngành phải đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn đó.
Trong trường hợp các tiêu chuẩn, văn bản được viện dẫn trong Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN và Thông tư số 10/2011/TT-BKHCN được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo tiêu chuẩn, văn bản mới.
II. Điều kiện đối với đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận
1. Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận
1.1. Được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận;
1.2. Hệ thống quản lý và năng lực hoạt động của tổ chức chứng nhận phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và hướng dẫn quốc tế cho mỗi loại hình tương ứng sau đây:
1.2.1. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17065:2013 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17065:2012 và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) đối với hoạt động chứng nhận sản phẩm, hàng hoá;
1.2.2. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17021:2008 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17021:2006 và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) đối với hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý.
1.3. Luôn có ít nhất 05 chuyên gia đánh giá thuộc biên chế chính thức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) của tổ chức và đáp ứng các yêu cầu sau:
1.3.1. Có trình độ tốt nghiệp Đại học trở lên và chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đăng ký chứng nhận;
1.3.2. Có năng lực đánh giá đáp ứng quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19011:2013 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 19011:2011 – Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và/ hoặc hệ thống quản lý môi trường;
1.3.3. Được đào tạo về chứng nhận hệ thống quản lý (đối với tổ chức chứng nhận hệ thống); được đào tạo về chứng nhận sản phẩm (đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm)”.
Trong trường hợp các tiêu chuẩn, văn bản được viện dẫn trong Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN và Thông tư 10/2011/TT-BKHCN được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo tiêu chuẩn, văn bản mới.
III. Điều kiện đối với đăng ký hoạt động công nhận
1. Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận
1.1. Hệ thống quản lý và năng lực hoạt động của tổ chức công nhận phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO /IEC 17011: 2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17011:2004.
1.2. Có cơ cấu tổ chức phải bao gồm Hội đồng công nhận, Ban giám đốc, các Ban kỹ thuật chuyên ngành, Ban giải quyết khiếu nại và các phòng, ban, bộ phận khác tuỳ theo quy mô, phạm vi hoạt động của tổ chức công nhận.
1.3. Tổ chức, liên kết tổ chức hoặc làm đầu mối các chương trình thử nghiệm thành thạo, so sánh liên phòng phù hợp theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17043:2009 đối với chương trình công nhận phòng thử nghiệm.
1.4. Đáp ứng yêu cầu và điều kiện của một trong các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế quy định về hoạt động công nhận tương ứng với chương trình công nhận đăng ký, cụ thể như sau:
1.4.1. Tổ chức công nhận tiến hành hoạt động công nhận các tổ chức chứng nhận các hệ thống quản lý, tổ chức chứng nhận sản phẩm phải đáp ứng yêu cầu quy định của Hiệp hội Công nhận Châu Á – Thái Bình Dương (PAC) và Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF);
1.4.2. Tổ chức công nhận tiến hành hoạt động công nhận phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn và tổ chức giám định phải đáp ứng yêu cầu quy định của Hiệp hội Công nhận phòng thí nghiệm Châu Á – Thái Bình Dương (APLAC), Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) và Hiệp hội công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC).
Trong vòng 02 năm kể từ ngày thành lập, tổ chức công nhận phải xây dựng năng lực đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản này để trở thành thành viên của tổ chức công nhận khu vực hoặc tổ chức công nhận quốc tế đối với các chương trình công nhận tương ứng.
1.5. Có ít nhất 02 chuyên gia đánh giá gồm 01 chuyên giá đánh giá trưởng trong mỗi chương trình công nhận. Các chuyên gia này thuộc biên chế chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn). Các chuyên gia đánh giá phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1.5.1. Yêu cầu chung:
– Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên.
– Có ít nhất 04 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực kỹ thuật, trong đó:
+ Đối với chuyên gia đánh giá trưởng: có ít nhất 02 năm kinh nghiệm liên quan đến quản lý chất lượng, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức đánh giá sự phù hợp.
+ Đối với chuyên gia đánh giá: có ít nhất 01 năm kinh nghiệm liên quan đến quản lý chất lượng, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức đánh giá sự phù hợp.
– Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học và đạt yêu cầu về đánh giá công nhận theo các tiêu chuẩn (ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17020, ISO 15189, ISO/IEC 17021, ISO/IEC 17065, ISO/IEC 17024…) tương ứng với chương trình công nhận đăng ký.
– Về kinh nghiệm đánh giá:
+ Đối với chuyên gia đánh giá: đã thực hiện ít nhất 02 cuộc đánh giá công nhận theo các tiêu chuẩn công nhận (ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17020, ISO 15189, ISO/IEC 17021, ISO/IEC 17065, ISO/IEC 17024…) dưới sự giám sát của chuyên gia đánh giá trưởng đã được phê duyệt.
+ Đối với chuyên gia đánh giá trưởng: đáp ứng yêu cầu kinh nghiệm đánh giá của chuyên gia đánh giá và đã thực hiện quản lý, chỉ đạo ít nhất 02 cuộc đánh giá công nhận theo các tiêu chuẩn công nhận (ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17020, ISO 15189, ISO/IEC 17021, ISO/IEC 17065, ISO/IEC 17024…) dưới sự giám sát của chuyên gia đánh giá trưởng đã được phê duyệt.
1.5.2. Yêu cầu riêng: Chuyên gia đánh giá công nhận tổ chức thử nghiệm, tổ chức hiệu chuẩn, tổ chức giám định, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu nêu trên, còn phải đáp ứng các yêu cầu khác quy định trong hướng dẫn ILAC-G11:07/2006 của Hiệp hội công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC).
1.6. Chuyên gia kỹ thuật phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1.6.1. Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên.
1.6.2. Có ít nhất 04 năm kinh nghiệm công tác, trong đó có 02 năm kinh nghiệm về mặt kỹ thuật liên quan tới chương trình công nhận đăng ký.
Tổ chức công nhận có thể ký hợp đồng với chuyên gia kỹ thuật để hỗ trợ đoàn đánh giá thực hiện việc đánh giá.
1.7. Được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận.
IV. Điều kiện đối với đăng ký lĩnh vực hoạt động giám định
1. Được thành lập theo quy định của pháp luật
2. Có năng lực giám định đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17020:2001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17020:1998.
3. Có giám định viên đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Luật Thương mại.

V. Điều kiện đối với đăng ký lĩnh vực hoạt động kiểm định
1. Được thành lập theo quy định của pháp luật
2. Có năng lực giám định đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17020:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005.
3. Có giám định viên đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Luật Thương mại.