Lựa chọn hình thức đăng ký sở hữu trí tuệ cho đặc sản địa phương.

0
291

Việt Nam có rất nhiều sản vật địa phương, có danh tiếng và có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, chúng ta cần phải tiến hành bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản vật này.

1. Về loại hình nhãn hiệu cần đăng ký

Đối với các sản phẩm đặc sản của địa phương, Anh có thể lựa chọn đăng ký theo các đối tượng sở hữu công nghiệp dưới đây:

  • Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
  • Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
  • Chỉ dẫn địa lý: là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Việc đăng ký chỉ dẫn địa lý sẽ phức tạp và khó khăn hơn vì điều kiện để bảo hộ chỉ dẫn địa lý phải gắn liền với chất lượng, danh tiếng hoặc đặc tính của sản phẩm.

Ngoài ra, để hoàn thiện hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý thì cần phải khảo sát, đo đạc để xác định đặc điểm phân bố và sinh thái, điều kiện tự nhiên của khu vực địa lý, kiểm tra hàm lượng sản phẩm, xây dựng bản đồ của khu vực có sản phẩm được đăng ký. Điều này khiến chi phí tăng lên nhiều lần.

Trong khi đó, việc đăng ký nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận sẽ đơn giản hơn. Việc đăng ký nhãn hiệu tập thể sẽ thuận tiện khi tại địa phương đã thành lập được hiệp hội hoặc hợp tác xã chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nêu trên.

Trong trường hợp UBND tỉnh hoặc huyện muốn đảm bảo việc quản lý tốt nhất chất lượng sản phẩm mang các nhãn hiệu và tăng thêm nguồn thu cho Ngân sách địa phương thì UBND tỉnh hoặc huyện có thể tự mình tiến hành đăng ký với hình thức Nhãn hiệu chứng nhận để chứng nhận chất lượng và/hoặc nguồn gốc địa lý của các sản phẩm này.

2. Tài liệu cần thiết

 Tùy thuộc vào loại nhãn hiệu cần đăng ký mà tài liệu cần thiết sẽ khác nhau. Cụ thể các tài liệu cần thiết cho việc đăng ký như sau:

  • Giấy ủy quyền theo mẫu của SBLAW;
  • Mẫu nhãn hiệu;
  • Danh mục sản phẩm, dịch vụ cần đăng ký;
  • Quyết định cho phép sử dụng địa danh (nếu nhãn hiệu có chứa tên địa danh, khu vực địa lý) của UBND tỉnh và bản đồ của khu vực sản xuất, kinh doanh sản phẩm.

Khi đăng ký nhãn hiệu tập thể, các tài liệu sau đây bắt buộc phải có bao gồm:

  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; và
  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu;

Khi đăng ký nhãn hiệu chứng nhận, các tài liệu sau đây bắt buộc phải có bao gồm:

  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu;

 3. Về thời hạn đăng ký

Thời hạn đăng ký nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận vẫn được thực hiện tương tự như thời hạn đăng ký đối của nhãn hiệu thông thường. Cụ thể:

–       Thẩm định hình thức: 01 – 02 tháng tính từ ngày nộp đơn;

–       Công bố đơn: Đơn sẽ được công bố trên công báo sở hữu công nghiệp trong vòng 02 tháng tính từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;

–       Thẩm định nội dung: Đơn được thẩm định nội dung trong thời hạn từ 09 – 12 tháng tính từ ngày công bố đơn hợp lệ;

 4. Công việc của luật sư sở hữu trí tuệ

Với tư cách là đại diện sở hữu công nghiệp, các công việc của chúng tôi bao gồm:

  • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật;
  • Hỗ trợ và tham gia xây dựng Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc Nhãn hiệu chứng nhận;
  • Hỗ trợ và tham gia xây dựng Bản thuyết minh về chất lượng của hàng hóa mang nhãn hiệu;
  • Tư vấn về trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ;
  • Đại diện cho chủ đơn làm việc với Cục sở hữu trí tuệ trong quá trình đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn và hỗ trợ liên quan đến việc quản trị và phát triển thương hiệu trong thời hạn 5 năm tính từ ngày nhãn hiệu được bảo hộ (không bao gồm việc thực hiện các thủ tục pháp lý).
  • Sau khi các nhãn hiệu được bảo hộ, tư vấn về việc xử lý xâm phạm (không bao gồm việc thực hiện việc xử lý xâm phạm với hình thức gửi thư cảnh báo, thương lượng với bên vi phạm, giám đinh; yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hoặc khởi kiện ra tòa);