Luật doanh nghiệp 2005

0
929

Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 số 60/2005/QH 11 và bắt đầu có hiệu lực từ 01 tháng 7 năm 2006. Bao gồm 172 điều do chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã ký.

Có thể đánh giá rằng, LDN 2005 đã có tác động rất quan trọng đến môi trường đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam, mang lại nhiều khởi sắc mới mẻ cho nền kinh tế nước nhà.

1.      Nội dung chính của Luật doanh nghiệp 2005:

Luật quy định các quyền và nghĩa vụ của DN, từ giai đoạn thành lập DN và đăng ký kinh doanh đến quản trị DN đối với các loại hình DN như công ty cổ phẩn, công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TTHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên), công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, nhóm công ty; tổ chức lại và giải thể, phá sản doanh nghiệp; quản lý nhà nước đối với DN.

2.         Những điểm mới của LDN 2005 so với LDN 1999.

–           Phạm vi điều chỉnh: LDN 2005 điều chỉnh và áp dụng thống nhất các loại hình DN, không phân biệt thành phần kinh tế, bao gồm: DNTN, CTHD, công ty cổ phần và công ty TNHH.

–          Xác định cụ thể thời hạn (chậm nhất là  4 năm) kết thúc quá trình chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

–          Một cá nhân được quyền thành lập công ty TNHH, thay vì ít nhất phải có 2 người như hiện nay.

–          Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục, giảm chi phí  gia nhập thị trường. Kết hợp và thống nhất đăng ký kinh doanh và đăng ký đầu tư; nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, khi đăng ký kinh doanh gắn với dự án đầu tư cụ thể sẽ thực hiện đăng ký kinh doanh đồng thời với đăng ký đầu tư.

–          Tăng thêm các quy định về quản lý nhà nước đối với DN để ngăn ngừa, hạn chế nguy cơ lạm dụng thành lập DN không nhằm mục đích kinh doanh, DN không hoạt động mà không làm thủ tục giải thể theo quy định, qua đó, làm lành mạnh thêm môi trường kinh doanh ở nước ta.

–          Các nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự chủ lựa chọn các loại hình DN  để kinh doanh; không bị bắt buộc phải sự dụng duy nhất hình thức “công ty trách nhiệm hữu hạn” như hiện nay.

–          DN có vốn đầu tư nước ngoài có  quyền tự chủ cao hơn trong thực hiện kinh doanh, trong tổ chức lại DN, trong mở rộng và đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh; DN đơn dự án.

–          Khung quản trị được quy định thống nhất đối với DN trong nước và DN có  vốn đầu tư nước ngoài, đối với DN sở hữu tư nhân và DN sở hữu vốn nhà nước.

–          Đổi mới cơ bản cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại các DN, trong đó, tách chức năng thực hiện quyền chủ sở hữu ra khỏi chức năng quản lý hành chính nhà nước; thực hiện tập trung và thống nhất các quyền chủ sở hữu; đồng thời tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh của DN.

–          Tăng cường, củng cố thêm các quyền của thành viên, cổ đông; bảo vệ mạnh hơn quyền và lợi  ích của thành viên, cổ đông thiểu số.

–          Tăng cường thêm các quy định quản lý vốn, hạn chế  nguy cơ lạm dụng nguyên tắc trách nhiệm hữu hạn.

–          Thiết lập chế độ thù lao, tiền lương cho người quản lý gắn bó với kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty.

–           Xác định rõ hơn các nghĩa vụ của người quản lý, nhất là đối với thành viên HĐQT và giám đốc, đặc biệt là nghĩa vụ trung thành, trung thực và cẩn trọng.

–          Nâng cao, tăng cường và quy định cụ thể  hơn vai trò, vị trí và trách nhiệm của Ban kiểm soát.

–          Quy định cụ thể và rõ ràng hơn cơ  chế và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư doanh nghiệp uy tín

Xem thêm: Luật sư giải quyết tranh chấp kinh doanh