Lưu ý khi chuyển nhượng cổ phần cho cá nhân người nước ngoài

0
445

Doanh nghiệp hỏi: Hiện nay công ty chúng tôi đang có nhu cầu tư vấn làm thủ tục chuyển nhượng cổ phần từ doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam sang cho cá nhân người nước ngoài, cụ thể là chuyển cho cá nhân người Nhật Bản 70% cổ phần. Doanh nghiệp chúng tôi chưa phát hành cổ phần và cổ phiếu trên thị trường, mọng nhận được sự phản hồi sớm từ công ty luật?

Luật sư trả lời:  Rà soát sơ bộ nội dung đăng ký kinh doanh của Công ty bạn, chúng tôi nhận thấy rằng, nội dung hoạt động theo đăng ký kinh doanh hiện thời của Công ty bạn khá rộng. Trong khi đó, theo quy định của Luật đầu tư, đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam, bắt buộc phải có dự án đi kèm và nhà đầu tư buộc phải chứng minh tính khả thi của dự án đầu tư tại Việt Nam. Bởi vậy, thông thường, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thường có đăng ký phạm vi hoạt động kinh doanh tương đối hẹp, chỉ đăng ký các hoạt động kinh doanh mà công ty sẽ thực tế thực hiện.

Theo kinh nghiệm của SB Law về các vụ việc nhà đầu tư nước ngoài mua lại phần vốn góp trong các công ty Việt Nam, thông thường các vấn đề sau đây sẽ được đặc biệt lưu tâm:
– Nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc phải mở tài khoản đầu tư tại một ngân hàng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Mọi thủ tục liên quan đến việc chuyển nhượng vốn góp bắt buộc phải thực hiện qua tài khoản này. Khi nộp hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người nộp đơn cần trình được các giấy tờ thể hiện rõ việc giao dịch chuyển nhượng vốn đã được hoàn tất trên thực tế.
– Phần vốn góp hoặc cổ phần đăng ký của Công ty Việt Nam phải được chứng minh là đã góp đủ. Thông thường, các công ty sẽ thuê kiểm toán để xác nhận phần vốn góp đã được góp đủ.
– Các ngành nghề đầu tư có điều kiện hoặc hạn chế sự tham gia của Nhà đầu tư nước ngoài sẽ có xu hướng bị yêu cầu loại bỏ. Nếu công ty bạn chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực nhà hàng khách sạn và xây dựng thì nên tập trung vào lĩnh vực này.