- Cơ sở pháp lý của hoạt động bán hàng đa cấp?
Ở Việt Nam, bán hàng đa cấp là một khái niệm mới và lần đầu tiên được chính thức ghi nhận trong Luật Cạnh tranh năm 2004. Trước đó, kiểu kinh doanh này thường được gọi dưới tên “truyền tiêu đa cấp”, “kinh doanh theo mạng”, “tiếp thị đa tầng”.
Luật Cạnh tranh năm 2004, không định nghĩa trực tiếp bán hàng đa cấp là gì mà thay vào đó là đưa ra các điều kiện để xác định ranh giới “chân chính” hay “bất chính”, tức là xác định tính hợp pháp hay bất hợp pháp của hoạt động bán hàng này. Nếu hoạt động bán hàng đa cấp đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 11 Điều 3 Luật cạnh tranh năm 2004 thì các thương nhân được phép sử dụng để áp dụng vào chiến lược kinh doanh của mình và Nhà nước sẽ bảo hộ hoạt động đó.
- Bán hàng đa cấp có vi phạm pháp luật không?
Khoản 11 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định, bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau;
b) Hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia;
c) Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận.
Như vậy, nếu đáp ứng điều kiện luật định thì hành vi bán hành đa cấp là hợp pháp. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp có các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp thì được xem là bán hàng đa cấp bất chính (Điều 48 Luật Cạnh tranh):
1. Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
2. Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại;
3. Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
4. Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia.
3. Những quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp
Hiện nay việc bán hàng đa cấp đã được quy định trong các văn bản sau:
- Luật Cạnh tranh năm 2004;
- Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 của Chính phủ, về quản lý hoạt động bán hành đa cấp.
- Trách nhiệm hình sự đối với hoạt động bán hàng đa cấp
Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) có quy định mới về “Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp” cụ thể như sau:
- Bổ sung Điều 217a như sau:
“Điều 217a. Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp
1. Người nào tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc không đúng với nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 174 và Điều 290 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Gây thiệt hại cho người khác từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại cho người khác 1.500.000.000 đồng trở lên;
c) Quy mô mạng lưới người tham gia 100 người trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
5. Người bán hàng đa cấp tiến hành hành vi nào thì bị khởi tố?
Căn cứ theo quy định tại Điều 217a Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người nào tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình nếu thực hiện các hành vi sau:
* Kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc không đúng với nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm:
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
– Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
– Gây thiệt hại cho người khác từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
* Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
– Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
– Gây thiệt hại cho người khác 1.500.000.000 đồng trở lên;
– Quy mô mạng lưới người tham gia 100 người trở lên.