Thời gian nghỉ trước sinh theo quy định của pháp luật là bao lâu?

0
381

Câu hỏi: Tôi đang làm công nhân tại công ty dệt may, tôi đang mang thai 4 tháng. Do sức khỏe của tôi yếu nên tôi muốn xin nghỉ trước sinh 4 tháng, nhưng công ty không đồng ý vì công ty chỉ đồng ý cho nghỉ trước sinh 2 tháng như theo quy định của pháp luật. Xin hỏi, pháp luật có quy định thời gian nghỉ trước sinh là bao lâu không? Nếu có thì trong thời gian bao lâu?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 157 Bộ luật lao động 2012 quy định về nghỉ thai sản:

1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.

4.Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.

Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội”

Căn cứ vào quy định của pháp luật lao động nữ được nghỉ trước và sau sinh là 6 tháng. Thời gian nghỉ trước sinh tối đa không quá 2 tháng. Như vậy, việc công ty không đồng ý cho bạn nghỉ trước sinh 4 tháng mà chỉ cho nghỉ 2 tháng là đúng theo quy định của pháp luật.

Thực trạng người lao động bị áp bức, bóc lột, đánh đập đang diễn ra khá phổ biến tại Việt Nam. Điều này làm dấy lên lo ngại về việc làm thế nào để bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi đang làm nghiệp vụ. Để làm rõ hơn về vấn đề này, các bạn cùng theo dõi phần trao đổi của Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW trong chương trình Báo chí góc nhìn, phát trên kênh INFO TV.