Nhận lời mời của ban biên tập báo An ninh thủ đô, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW có trao đổi về một số thông tin liên quan đến Thông tư 38 quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới.
Câu hỏi: Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Thông tư 38 quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới. Nhằm đối phó với tình trạng thông tin xấu, độc tràn lan trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến tình hình ANTT. Liệu Thông tư này có tác dụng ngăn chặn tin xấu trên mạng xã hội mà quản trị ở nước ngoài? Xin luật sư cho ý kiến về việc làm thế nào dùng pháp luật VN để “điều chỉnh” cả pháp nhân nước ngoài ở nước ngoài.
Trả lời: Ngày nay, với sự phát triển của mạng xã hội (social media) đã thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận và cung cấp thông tin của doanh nghiệp và cá nhân trong xã hội.
Thông tin được cập nhật và chi sẻ một cách nhanh chóng thông qua nền tảng mạng xã hội như Facebook và Youtube, điều đó đang mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp và người dân.
Tuy nhiên, mặt trái của việc phát triển của mạng xã hội đó là việc lan truyền những thông tin bịa đặt hoặc những thông tin sai trái, những thông tin được “chế biến” nhằm mục đích xấu (fake news) đang ảnh hưởng tới lợi ích của cá nhân, của doanh nghiệp và an ninh quốc gia.
Điều này xảy ra ở nhiều quốc gia, một số quốc gia như Trung Quốc đã chống triệt để bằng cách cấm những mạng xã hội nước ngoài hoạt động tại lãnh thổ Trung Quốc như cấm Facebook, cấm Twitter và Yotube.
Gần đây, tại Việt Nam, những thông tin sai trái như trên đang tràn lan, diễn ra một cách thường xuyên, đang ảnh hưởng tới tình hình an ninh và chủ quyền thông tin của Việt Nam, việc Bộ Thông Tin và truyền thông ban hành Thông tư 38 nêu trên tôi cho rằng đây là một nỗ lực nhằm bảo vệ chủ quyền thông tin của Việt Nam.
Những quy định này với mục tiêu là yêu cầu những đơn vị chủ sở hữu của mạng xã hội đặt máy chủ ở nước ngoài phải có sự phối hợp và ngăn chặn việc lan truyền những thông tin xấu, ảnh hưởng tới lợi ích của nhà nước và công dân, vi phạm pháp luật Việt Nam.
Nó tạo ra một cơ chế và hành lang pháp lý để nhà nước có thể quản lý những hoạt động của các mạng xã hội nước ngoài tại Việt Nam, tạo sự bình đẳng giữa các nhà cung cấp trong và ngoài nước.
Là một người luật sư và người dân sử dụng mạng xã hội thường xuyên như Facebook, Youtube, tôi hoàn toàn ủng hộ nội dung của Thông tư này và cũng ủng hộ tư duy cởi mở của Bộ TTTT, chúng ta không cấm các mạng xã hội nước ngoài hoạt động tại Việt Nam nhưng phải tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Về hiệu quả của Thông tư, tôi nghĩ việc quản lý thông tin trên mạng xã hội là cực kỳ khó khăn, đây là vấn đề nan giải mà nhiều quốc gia hiện nay cũng đang “đau đầu” để xử lý, vì vậy, thiết nghĩ, chúng ta cần đưa Thông tư vào thực tế, sau đó cần có sự quyết liệt thực hiện của cơ quan chức năng, sự phối hợp của các đơn vị chủ quản mạng xã hội đặt tại nước ngoài thì mới có thể ngăn chặn được những thông tin sai, xấu lan truyền.
Theo quan điểm của tôi, chúng ta vừa làm vừa tổng kết, rút kinh nghiệm, làm sao đảm bảo người dân Việt Nam được tư do cung cấp, chia sẻ lan truyền thông tin, phục vụ sự phát triển kinh tế – xã hội cũng như là ngăn chặn những thông tin độc hại, giữ vững ch