Câu hỏi:

Cụ thể, một chung cư ở TP HCM có ca mắc Covid-19 và bị phong tỏa tạm thời, nhưng
Ban quản lý tòa nhà lại cắt nước sinh hoạt với lý do cư dân nợ phí dịch vụ quản lý nên
ngừng cung cấp dịch vụ.
Trong khi do đang tranh chấp, tiện ích bị cắt giảm, an ninh không tốt… nên cư dân chỉ
đóng 50% phí dịch vụ quản lý đến khi có đối thoại và hướng giải quyết.
Vậy, trong trường hợp này Ban quản lý tòa nhà có được quyền cắt nước sinh hoạt của
cư dân, đúng sai thế nào theo quy định hiện hành, thưa Anh?

Trả lời:

Theo Điều 27 Thông tư số 02/2016/TT-BXD (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số
28/2016/TT-BXD) Ban quản lý chung cư (Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư) có
thể là chủ đầu tư hoặc đơn vị khác có đủ Điều kiện về chức năng, năng lực theo quy
định tại Khoản 2 Điều 105 của Luật Nhà ở.
Một trong những quyền và trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư
được quy định tại Điều 42 Thông tư số 02/2016/TT-BXD là:
– Thông báo bằng văn bản về việc thu, nộp các khoản kinh phí có liên quan; thông báo
các yêu cầu, nội dung cần chú ý cho người sử dụng nhà chung cư trong trường hợp
xảy ra các tình huống đột xuất như thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn; hướng dẫn việc lắp
đặt các thiết bị trong phần sở hữu riêng của chủ sở hữu.
– Thu kinh phí dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư theo thỏa thuận với các chủ sở
hữu, người sử dụng nhà chung cư; thu, chi trả thù lao cho các thành viên Ban quản trị
nhà chung cư theo quyết định của hội nghị nhà chung cư.
Nếu quy định chậm hoặc không đóng phí quản lý thì bị cắt nước đã được thông qua tại
hội nghị nhà chung cư thì việc ban quản lý áp dụng biện pháp này là không vi phạm
quy định pháp luật.
Tuy nhiên, cư dân tại chung cư này cũng phản ánh rằng khi ký hợp đồng mua bán, chủ
đầu tư cam kết có trên 20 dịch vụ, tiện ích phục vụ cư dân như hồ bơi, sân tennis, tiệc
nướng ngoài trời, sân bóng đá, phố đi bộ… nhưng chủ đầu tư liên tục tự ý cắt giảm
các dịch vụ mà không có sự trao đổi, đồng ý của cư dân và hiện nay chỉ còn duy nhất
hồ bơi hoạt động. Không những vậy, vấn đề an ninh không tốt, mất tài sản trong căn
hộ, bảo vệ không hỗ trợ cư dân thì Ban quản lý chung cư cũng nên giải quyết triệt để
các kiến nghị này.
Hơn nữa, nước lại là mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu hằng ngày của người dân.
Nếu chỉ vì chủ hộ không đóng phí quản lý chung cư mà cắt nước, tức gần như tước
quyền sử dụng căn hộ của chủ nhà thì chế tài này hơi khắc nghiệt. Thiết nghĩ, Ban

quản lý nên sử dụng cách nhắc nhở, răn đe khác ít ảnh hưởng đến cuộc sống của
người dân hơn.