Thừa phát lại có được ghi nhận sự kiện, hành vi không chứng trực tiếp chứng kiến?

0
486

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi có biết một số đối tượng đang thực hiện việc làm nhái sản phẩm của tôi, nhưng khi tôi không thể ghi nhận lại được chứng cứ, do địa điểm đó được ẩn nấp khá kỹ, và mỗi khi tôi tiếp cận thì bị ngăn lại. Luật sư cho tôi hỏi, tôi biết chắc chắn như vậy thì tôi có thể nhờ Văn phòng thừa phát lại lập vi bằng về hành vi đó để làm căn cứ khiếu kiện để bảo vệ quyền lợi cho mình không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB Law cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Liên quan đến vấn đề bạn thắc mắc, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ Điều 37 Nghị định 20/2018/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại quy định các trường hợp không được lập vi bằng bao gồm:

  1. Các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định này.
  2. Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lai trong khu vực câm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.
  3. Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội.
  4. Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.
  5. Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
  6. Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.
  7. Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
  8. Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.
  9. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, đối với những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại không trực tiếp chứng kiến thì sẽ không được phép lập vi bằng. Do đó, nếu muốn lập vi bằng về hành vi vi phạm đó thì Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến thấy những hành vi đó, không thể dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp để lập vi bằng được. Bạn có thể gửi yêu cầu đến các cơ quan có thẩm quyền khác để có những biện pháp can thiệp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.

Nghị định số 08/2020/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 24/02/2020 và thay thế Nghị định số 61/2009/NĐ-CP, Nghị định số 135/2013/NĐ-CP.